Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh
Hiện nay, khoai mì về cơ bản đã thu hoạch xong. Sau khi thu hoạch, thân cây sẽ được thu gom, bảo quản để làm giống cho vụ sau.
Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.
Để hạn chế các đối tượng dịch hại nêu trên, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đã hướng dẫn tạm thời biện pháp quản lý hom giống mì sau khi thu hoạch, nhằm hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra trên cây mì như: Không mua bán, trao đổi, sử dụng hom giống mì từ vùng đã bị nhiễm bệnh để làm giống, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế tác hại của các đối tượng dịch hại nêu trên.
Chỉ mua hom giống từ nơi bảo đảm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, vườn giống khỏe, không bị nhiễm bệnh và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hom giống trước khi đem trồng phải kiểm tra rệp sáp, vì đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu trên đồng ruộng.
Trong trường hợp kiểm tra hom giống bị nhiễm rệp sáp phải xử lý bằng cách ngâm trong dung dịch nước thuốc 30 phút trước khi trồng (sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất sau: Thiamethoxam, Imidacloprid hoặc Dinotenfuran); có thể kết hợp dùng vòi phun cao áp rửa trôi rệp sáp nhiễm trên hom giống trước khi xử lý thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ