Tin nông nghiệp Khuyến nông góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Khuyến nông góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tác giả Lệ Quyên, ngày đăng 22/12/2016

Khuyến nông góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tại tỉnh Quảng Ngãi, chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai hàng chục mô hình khuyến nông hiệu quả đã giúp cho hàng trăm nông dân có thu nhập ổn định và những mô hình này đang đươc tiếp tục nhân rộng tại các địa phương.

Trong 3 năm (2014-2016), Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai 25 loại mô hình, trong đó về nông lâm nghiệp có 14 mô hình, ngành nghề nông thôn 5 mô hình và 6 mô hình ngư nghiệp. Trong đó, nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả góp phần gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp như chuyển đổi cây đậu phụng trên đất lúa thiếu nước vụ hè với năng suất 25 tạ/ha, lãi trên 16 triệu đồng/ha, tăng hơn so với sản xuất lúa 5 triệu đồng/ha.

Đặc biệt, mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản gắn với trồng cỏ trên đất sản xuất cây trồng kém hiệu quả, theo phương thức có sự đối ứng con giống của người dân (mô hình đầu tư 1 con/hộ, mỗi hộ còn tự mua 1 bò cái có trọng lượng tối thiểu 130kg/con), trồng cỏ VA06, thu nhập hộ mô hình đạt từ 16 -18 triệu/năm. Trung tâm đã và đang thực hiện dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt giai đoạn 2014-2018, đến nay đã lai tạo trên 35.000 con có chửa, trong đó có giống bò chuyên thịt thư 3B, Limouine, Red Angus… Thực hiện kế hoạch cải tạo và phát triển đàn trâu theo hướng thịt trên địa bàn 3 huyện miền núi giai đoạn 2016-2020, đã cung cấp 59 trâu đực giống, xây dựng 59 chuồng trâu.

Mô hình ngư nghiệp đã thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế thủy sản ngày càng mạnh, các huyện Lý Sơn, Đức Phổ, Bình Sơn tập trung xây dựng mô hình theo hướng hàng hóa: Nuôi cá bớp sau 8 tháng nuôi lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/hộ.

Mô hình nuôi ghép tôm với cá thương phẩm trong ao (nuôi ghép tôm sú với cá dìa, cá đối, lợi nhuận mỗi mô hình trên 100 triệu đồng, mô hình góp phần thay đổi thế độc canh của con tôm có nhiều rủi ro do dịch bệnh, mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương đã nhân rộng tại xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) với trên 50 hộ nuôi, thu nhập bình quân 4 triệu/hộ/tháng; mô hình sử dụng máy dò ngang đã tăng sản lượng đánh bắt từ 25 - 50%, chi phí nhiên liệu giảm từ 15-25% so với khi chưa lắp đặt máy, đã nhân rộng trên 360 máy, giúp ngư dân mạnh dạn phát triển đánh bắt hải sản ra tuyến khơi, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.


GS Nguyễn Lân Dũng: Không nên buộc nông dân trồng lúa quá nhiều GS Nguyễn Lân Dũng: Không nên buộc nông… Nhờ vốn ngân hàng, giấc mơ làm chủ trang trại đã thành sự thực Nhờ vốn ngân hàng, giấc mơ làm chủ…