Kỹ thuật bón phân giúp tăng năng suất cây ớt
Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa. Dưới đây là kỹ thuật bón phân giúp tăng năng suất cây ớt.
Để tăng năng suất cây ớt, ngoài các yếu tố như giống, thời tiết khi hậu…, nhà nông cần nắm vững kỹ thuật bón phân
Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800-1.000kg ớt tươi /1.000m2. Do vậy, để tăng năng suất cây ớt, ngoài các yếu tố như giống, thời tiết khi hậu…, nhà nông cần nắm vững kỹ thuật bón phân.
Đặc tính sinh học
Ớt có rễ trụ, nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển thành rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính. khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống.
Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông. Lưỡng phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa. Hoa nhỏ, dài, hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật.
Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại tiền thư, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10-40 % tùy giống, do đó cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần. Trái có 2-4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ đen vàng; trái không cay hay rất cay.
Chiều dài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọn giống ớt xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và khi khô không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về kích thước và dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi; ớt trái to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1. Trái chưá nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng,
Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC. Cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.
Kỹ thuật bón phân
Giai đoạn cây con: Sau khi trồng ra ruộng được 5-7 ngày, phun/xịt 2- 3 lần 2 loại phân bón Greendelta-21 (13-40-13+TE) và Phân bón vi lượng Deltamicro Subtrat giúp cây trồng phát triển mạnh bộ rễ, thân cây mập khỏe, phòng chống chết thắt cổ rễ.
Nắm vững ký thuật bón phân sẽ giúp nhà nông tăng năng suất cây ớt
Giai đoạn cây phát triển thân nhánh đến khi ra hoa đậu quả: Ở giai đoạn này, nhà nông cần phun/ xịt từ 3-4 lần một trong các loại phân bón sau: Greendelta-12 (20-20-20+TE), Deltaforlia (18-18-21+TE), Greendelta-L (10-10-7.5+TE), luôn kết hợp với phân bón vi lượng Deltamicro Subtrat. Phun/xịt đầy đủ các loại phân bón trên giúp cây phát triển cần đối về thân, lá cành, thúc đẩy mạnh quá trình ra hoa, đậu quả, chống rụng quả non.
Giai đoạn cây vừa ra hoa, vừa đậu quả, nuôi quả: Ở giai đoạn này, nhà nông cần phun/xịt liên tục, cách 3-4 ngày phun 1 lần để bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho nuôi quả. Phân bón dùng trong giai đoạn này bao gồm một trong các loại sau: Greendelta-19 (15-5-30+TE), Deltaforlia-K (9-0-33+4%TE), Greendelta-21 (13-40-13+TE), kết hợp với phân bón vi lượng Deltamicro Subtrat
Được cung cấp đầy đủ các loại phân bón trên giúp cây trồng cứng khỏe, quả lớn nhanh đều và thẳng, mã đẹp, hạn chế hiện tượng thối quả. Khi cây có dấu hiệu bị dạc, phần lá dưới gốc bị úa nhiều, lúc này, khả năng ra hoa, đậu quả, nuôi quả đều kém. Loại phân bón dùng cho giai đoạn này là: Greendelta-L (10-10-7.5+TE, được xem như nước tăng lực cho cây, Greendelta-21+TE, giàu lân giúp tái tạo bộ rễ, bật chồi, ra hoa, Phân bón vi lượng Deltamicro Subtrat, giúp cây ngăn ngừa vàng lá, cháy, bạc lá, rụng hoa…
Liệu lượng dùng: Pha 20 gram/ 20 lít nước, phun đều lên mặt lá cây. Có thể pha chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật để tiết kiệm công phun. Tùy theo thời tiết, mùa vụ, đất đai, lượng phân bón gốc, Nhà nông có thể tăng hoặc giảm lượng phun thích hợp để có hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ