Trồng ngô Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây ngô

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây ngô

Tác giả Xuân Thự - Ngọc Huê, ngày đăng 29/11/2018

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây ngô

Thực tiễn sản xuất hiện nay đất trồng ngô ở Vĩnh Phúc nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung hầu hết bị chua (pH < 5). Cây ngô cần pH từ 5,5 - 6,5, trong đất cũng thiếu magie, canxi, silic trầm trọng.

Đặc điểm dinh dưỡng của cây ngô

Tỉnh Vĩnh Phúc có gần 20.000ha cây vụ đông, trong đó cây ngô gần 10.000ha. Ngô thuộc nhóm cây ưa ẩm, cần nền nhiệt cao từ khi gieo trồng đều sau khi trổ cờ phun râu thụ phấn.

Phân bón Văn Điển cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây ngô, giảm độ chua của đất

Thời vụ trồng ngô vụ đông ở Vĩnh Phúc thường đầu tháng 9 dương lịch. Trong mấy năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu trồng giống ngô chuyển gen cho năng suất nên đòi hỏi về dinh dưỡng rất cao.

Ngô là cây trồng cho sinh khối lớn, có thể lấy hạt hoặc lấy thân, lá, bắp còn xanh chế biến thức ăn cho gia súc. Riêng năng suất hạt khô nếu thâm canh tốt vụ đông có thể thu dược 5 - 6 tấn hạt/ha.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, để đạt năng suất 6 tấn/ha, cây ngô đã lấy đi từ đất 150kg N; 60kg P2O5; 110kg K2O; 16kg MgO; 25kg CaO; 16kg SiO2; 8kg S; 0,8kg B; 0,5kg Mn; 0,1kg Zn… Như vậy, cây ngô rất phàm ăn, không chỉ cần 3 yếu tố dinh dưỡng là đạm (N); lân (P2O5); kali (K2O) mà còn cần các nguyên tố dinh dưỡng là Magie (MgO); vôi (CaO); lưu huỳnh (S), silic (SiO2) cùng với các nguyên tố vi lượng Bo (B); Kẽm (Zn)…

Trong tất cả các nghiên cứu về thổ nhưỡng cây trồng gần đây đều kết luận khi cung cấp đầy đủ, cân đối tất cả các nguyên tố dinh dưỡng kịp thời thì ngô khoẻ, ít sâu bệnh gây hại cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Trong thời gian dài người nông dân mới chỉ chú trọng bón đạm, bón lân và kali, không bón vôi hoặc nếu có thì cũng không thường xuyên, quên bón magie, silic và các nguyên tố vi lượng như Bo, kẽm… Cây ngô thì liên tục lấy đi những nguyên tố dinh dưỡng này để cấu tạo thân, lá, bắp, hạt tạo năng suất, dẫn đến đất mất cân bằng dinh dưỡng.

Những loại phân bón đơn chất dinh dưỡng như urê, supe lân, kali, thường sử dụng theo cảm tính, nhiều nơi sử dụng đạm dư thừa, cây ngô yếu, sức đề kháng sâu bệnh giảm. Những loại phân bón hỗn hợp NPK thông thường thiếu vôi, magie, silic, vi lượng, mà sản xuất bỏ quên không bổ sung dẫn đến đất cạn kiệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm năng suất, chất lượng.  

Phân bón Văn Điển tốt với cây ngô như thế nào?

Phân nung chảy Văn Điển (có chứa 16% lân dễ tiêu, 30% vôi, 24% silic, 15% magie, 6 loại vi lượng Bo, kẽm, sắt, cacbon, mangan, đồng) đạm urê, kali, lưu huỳnh cùng các nguyên liệu được hoá hợp tạo hạt nhuộm màu.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài các thành phần có trong lân Văn Điển còn được bổ sung thêm đạm, kali, lưu huỳnh... với rất nhiều dòng sản phẩm cho nhiều loại cây trồng, được sản xuất từ 4 nguồn nguyên liệu chính, trong đó có dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây ngô đông phù hợp với các vùng thổ nhưỡng, các loại giống khác nhau.

Bón đủ lượng, khép kín từ phân lót, phân thúc NPK Văn Điển, cây ngô khoẻ biểu thị qua hình thái như thân mập, bẹ phiến lá dày, vươn lá, xanh đậm, ngọn nở, chịu hạn tốt, lớp biểu bì lá phủ lớp lông gai dày, ít các loại sâu bệnh gây hại và cho năng suất cao.

Điểm khác biệt nhất của phân đa yếu tố NPK Văn Điển là bên cạnh ba loại dinh dưỡng cân đối: Đạm (N); lân (P2O5); kali (K2O) còn có vôi, magie, silic, lưu huỳnh tỷ lệ % cao đồng thời đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng xác định Bo; kẽm; mangan, sắt… Riêng chất lân trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển tốt bền từ đầu đến cuối vụ, ngô các có bộ lá dày, xanh đậm, bộ rễ ăn sâu, chống đổ.

Đối với cây ngô vụ đông những dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bao gồm: Phân đa yếu tố NPK 10.7.3 (dạng viên) chuyên dùng bón lót và phân đa yếu tố NPK 13.3.10 (dạng viên) bón thúc.

Loại phân bón lót cho ngô đa yếu tố NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N10%, P2O5 7%; K2O 3%, các chất trung lượng: CaO 5%; MgO 2%; SiO2 7%; S 4%; các chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu, Fe… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây ngô sử dụng trên 38%. Lượng bón 10 - 12 kg/sào 360m2.

Cuốc hốc hoặc đánh rạch luống, rải phân đa yếu tố NPK cùng phân chuồng, lấp đất 4 - 5cm phủ kín phân, sau đó tra hạt hoặc đặt bầu.

Loại phân bón thúc cho ngô đa yếu tố NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N13%, P2O5 3%; K2O 10%, vôi 2%; MgO 5%; SiO2 4%; S 7%; các chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu, Fe… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây ngô sử dụng trên 44%.

Mức bón 30 - 35kg/sào chia làm 3 đợt, đợt 1 khi ngô có 3 - 4 lá bón 8 - 10kg; đợt 2 khi ngô 7 - 8 lá; bón 12 - 15kg, đợt 3 khi ngô bắt đầu xoáy nõn bón 8 - 10 kg/sào.

Bón phân xa gốc xới nhẹ mép luống hoặc giữa hàng ngô rải đều phân, kết hợp vun gốc lấp kín phân. Phân bón thúc tan nhanh cũng có thể hoà loãng phân với nước để tưới, đặc biệt giai đoạn cây có 3 - 4 lá. Phân bón lót chậm tan một chút không rửa trôi giúp cho rễ đốt và rễ chân kiềng, ăn sâu, cắm chắc chống đổ, ngã khi gặp giông lốc.

Đối với ngô ăn tươi, ngô quà, ngô rau thì chất lượng thể hiện qua hương vị chế biến hạt có mùi thơm nhiều loại vitamin. Đối với đồng ruộng Vĩnh Phúc nhiều vùng đất bạc màu, thì phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn có hiệu quả rõ rệt nữa là cải tạo đất, cân bằng lại dinh dưỡng, duy trì độ màu mỡ đất trồng.

Bằng những đề tài nghiên cứu, những thực nghiệm, những mô hình của nông dân ở Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội, Thái Nguyên… sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ngô đã cho kết quả vượt trội so với sử dụng phân bón đơn và NPK thông thường, đặc biệt ngô vụ đông với bộ giống ngắn ngày.


Một số lưu ý kỹ thuật trồng và chăm sóc cây màu xuân Một số lưu ý kỹ thuật trồng và… Bón phân cho ngô, cây phàm ăn Bón phân cho ngô, cây phàm ăn