Nuôi gà Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 2

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 2

Tác giả TTKN, ngày đăng 23/10/2018

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 2

4. Thức ăn cho gà

- Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa.

- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

- Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.

Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.

- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.

- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.

- Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.

- Cho gà ăn tự do suốt quá trình nuôi, để đèn ban đêm cho gà ăn càng nhiều càng tốt, khi chuyển thức ăn từ loại này sang loại khác phải làm từ từ. Phương pháp chuyển thức ăn như sau:

Ngày

Thức ăn số 1(%)

Thức ăn số 2(%)
1 75 25
2 50 50
3 25 75
4 0 100

 

5. Vệ sinh phòng bệnh

- Vệ sinh phòng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.

- Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

a. Những nguyên nhân gây bệnh

- Gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.

- Môi trường sống:

+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.

+ Nước uống phải sạch.

+ Không khí, nhiệt độ ....

b. Sức đề kháng của cơ thể gia cầm

- Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.

- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).

c. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh

+ Vệ sinh phòng bệnh

- Thức ăn tốt.

- Nước sạch.

- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.

- Chuồng nuôi sạch.

- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.

- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.

+ Phòng bằng Vaccine

Lịch chủng ngừa

STT

Ngày tuổi

Loại Vacxin Cách dùng
1 3 ngày Niu-cat-xơn hệ 2 (lần1) Nhỏ mắt
2 7 ngày Gumburo (lần 1) + Đậu Nhỏ mắt, chích cánh
3 14 ngày Gumburo lần 2 Nhỏ mắt
4 21 ngày Niu-cat-xơn (lần 2) + IB Nhỏ mắt
5 28 ngày Gumburo (lần 3) Nhỏ mắt
6 49 ngày Cúm gia cầm H5N1 Chích bắp thịt

 

Chú ý: Lịch chủng ngừa trên chỉ là tham khảo, tùy từng vùng người nuôi có quy trình chủng ngừa phù hợp. Trong qúa trình nuôi nếu đến lịch chủng ngừa mà gà có biểu hiện bệnh thì không chủng mà phải điều trị cho gà khỏi hẳn thì mới chủng ngừa, nếu gà đang bị bệnh mà chủng ngừa thì gà sẽ bệnh nặng thêm và hiệu lực của vaccine cũng giảm.

+ Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh

- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.

- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.

- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.

Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

+ Phòng bằng thuốc:

- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...

- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...

Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ


Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 3 Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo… Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 1 Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo…