Kỹ thuật chăn nuôi vịt con mới nở
Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi
Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm, cho vịt uống nước có pha Vime C Electrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte. Nhu cầu về nước uống của vịt từ 1 - 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ hai trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt con.
Có thể phòng bệnh dịch tả cho vịt lúc 3 ngày tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phòng bệnh sớm có đáp ứng miễn dịch thấp và có thể gây trung hòa kháng thể do mẹ truyền (ở vịt mẹ có tiêm phòng vacxin).
Vịt con từ 4 - 10 ngày tuổi
Nếu nuôi vịt thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm.
Thức ăn bổ sung đạm: Bột cá lạt, phân tôm. Chú ý phân tôm có hàm lượng muối rất cao, sử dụng quá nhiều trong khẩu phần vịt có thể ngộ độc muối.
Những ngày đầu chỉ cho tắm 5 - 10 phút sau đó tăng dần lên và từ ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đông khô TW2 lúc vịt 7 ngày tuổi.
Vịt con từ 11 - 20 ngày tuổi
Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho vịt kiếm thêm thức ăn.
Nếu cho vịt ăn đơn thuần là tấm, cám trong giai đoạn này cần bổ sung thêm chất đạm như tôm, cua, cá nhỏ, ốc, hến...
Ngày thứ 20 trở đi có thể tập cho vịt ăn lúa. Tiêm phòng vacxin phòng bệnh dịch tả vịt lần 2 lúc vịt 21 ngày tuổi sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2 tiêm dưới da.
Vịt từ 30 - 80 ngày tuổi
Sau 30 ngày tuổi vịt ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này vịt có thể cho chạy đồng. ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.
Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh thú y trong giai đoạn nuôi vịt con rất quan trọng.
Trước khi thả vịt cần nạo vét sạch chất độn chuồng cũ, phun các thuốc sát trùng chuồng trại và dụng cụ như Vimekon (100gr Vimekon + 20 lít nước) hoặc Vime - Protex (1 lít Vime - Protex + 200 lít nước), sát trùng nước uống bằng Vime - Iodine (10ml Vime - Iodine + 20 lít nước).
Trong thời gian úm vịt nên thường xuyên thay đổi chất độn chuồng hoặc rải thêm trấu hàng ngày, phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 3 ngày/lần khi xung quanh có dịch bệnh và 7 - 10 ngày/ lần trong điều kiện bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ