Khoai ngọt (Khoai mỡ) Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống

Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống

Ngày đăng 21/12/2011

Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống

Khoai tây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ, có thể trồng khoai tây trên chân đất đồng cao hoặc đồng trũng nhưng phải có điều kiện tưới tiêu nước chủ động.

Tranh thủ nước rút, đất đạt độ ẩm phù hợp (75-80%), bóp đất đã tơi nên trồng khoai tây ngay. Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20 đến 25cm, rộng 1,2m.

Củ khoai tây phát triển hướng lên bề mặt luống. Vì vậy, cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ. Cách đặt khoai giống đúng kỹ thuật như sau: hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45o-60o so với mặt phẳng nền ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt bề mặt nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất lúc củ to sắp thu hoạch.

Tuy nhiên, để bảo đảm năng suất, chất lượng khoai cao bà con cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời...


Nhân Giống Thành Công Khoai Tây Trong Không Khí Nhân Giống Thành Công Khoai Tây Trong Không… Nên Trồng Những Giống Khoai Tây Nào? Nên Trồng Những Giống Khoai Tây Nào?