Khổ qua (Mướp đắng) Kỹ Thuật Giống Khổ Qua Lai F1 Đạt Nâng Suất Cao

Kỹ Thuật Giống Khổ Qua Lai F1 Đạt Nâng Suất Cao

Ngày đăng 10/02/2012

Kỹ Thuật Giống Khổ Qua Lai F1 Đạt Nâng Suất Cao

Những năm gần đây, mô hình trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhiều nông dân. Ông Lê Văn Thành ở ấp Vĩnh Khánh, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam nhiều năm liền trúng vụ trồng khổ qua đã vươn lên làm giàu.

 
Ông Thành phấn khởi nói: “Nhờ áp dụng phương pháp trồng rau an toàn sinh học được Hội Nông dân xã và Trạm Bảo vệ thực vật huyện triển khai và tập huấn kỹ thuật, tôi đã áp dụng trồng cây khổ qua rất hiệu quả. Hiện nay, vườn khổ qua nhà tôi đang vào vụ thu hoạch  rộ, giá bán từ 4.000-5.000 đồng/kg, vào vụ Tết hàng năm giá có thể lên đến 13.000-15.000 đồng/kg. Vụ này, với 2.000m2 đất canh tác trồng khổ qua ông Thành thu lãi gần 20 triệu đồng”.  Là loài dây leo nên trồng khổ qua không khó nhưng tốn nhiều công sức để làm giàn và chăm sóc thường xuyên. Khi dây khổ qua bắt đầu mọc lên khoảng 1 tấc là tiến hành bắt giàn cho dây leo. Nên thường xuyên ngắt đọt non để dây khổ qua tiếp tục đẻ nhiều nhánh. Ở giai đoạn cây ra bông, đậu trái nên cung cấp lượng nước tưới đảm bảo cho cây đủ điều kiện phát triển.
 Ưu điểm của giống khổ qua lai F1 rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh, trái to, thịt vỏ dày, năng suất cao. Đã nhiều năm sống chuyên canh nhờ trồng màu, ông Thành đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm: Cây khổ qua thích hợp với đất tơi xốp, trước khi trồng ông Thành đã tiến hành đào liếp cao khoảng 1 tấc rồi phủ một lớp mỏng phân hỗn hợp trên liếp gồm 50kg phân chuồng kết hợp với hỗn hợp 20kg phân NPK (20-20-15) và DAP để tạo nguồn dinh dưỡng sẵn trong đất. Ngoài ra, ông Thành còn trộn thêm một ít vôi để khử trùng gây hại rễ và hạt giống. Sau đó, tiến hành lấp thêm một lớp đất cao khoảng 1 tấc rồi tiến hành đào lỗ gieo hạt. Đến khoảng 15 ngày sau khi cây đầy đủ lá bắt đầu vun gốc, cung cấp đủ đất cho rễ cây phát triển. Sau khi gieo hạt, khoảng 35 ngày khổ qua đã bắt đầu cho trái. Thời gian thu hoạch trái có thể kéo dài khoảng 80 ngày. Kể từ lúc cây cho trái, cứ cách 2 ngày ông Thành lại thu hoạch 1 lần với  gần 200 kg khổ qua.
 Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn rau sạch bước đầu mang lại hiệu quả cao, ông Thành cho biết, việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cây phát triển khỏe, ít sâu bệnh mà nông dân có lợi rất nhiều bởi vốn đầu tư ít, không phải tốn nhiều phân thuốc hóa học mà cây vẫn phát triển tốt và ít sâu bệnh năng suất cũng không kém. Đặc biệt, là giảm phun thuốc trừ sâu mà trái vẫn to, đều và bóng đẹp giảm được 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để cải tạo đất, hàng năm ông Thành còn luân canh đổi vụ các loại cây trồng khác để tăng năng suất.
 Trồng rau theo hướng an toàn vừa đảm bảo sản phẩm sạch, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa cho năng suất cao, chính vì thế mô hình trồng rau sạch theo hướng an toàn của ông Thành đã được rất nhiều nông dân áp dụng vào sản xuất rau màu tăng thu nhập kinh tế góp phần giúp nhiều nông dân mau thoát nghèo.


Kỹ Thuật Trồng Mướp Đắng Kỹ Thuật Trồng Mướp Đắng Trồng Mướp Đắng (Khổ Qua) Trái Vụ Trồng Mướp Đắng (Khổ Qua) Trái Vụ