Kỹ Thuật Trồng Bưởi
I- Yêu Cầu Sinh Thái:
1- Nhiệt độ: Bưởi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể sinh trưởng được từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23- 29°C.
2- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là 10. 000- 15. 000 lux(tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ) . Trong điều kiện miền Nam, khi trồng bưởi cần trồng cây che bóng hướng Đông- Tây.
3- Nước: Cây bưởi cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con, nhưng cây cũng rất sợp ngập úng. Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70- 80%, lượng mưa khoảng 1000- 2000mm/năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước cho cây, nhưng nước tưới không được mặn quá 3‰.
4- Đất đai: Đất trồng phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0, 6m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao>3%, PH từ 5, 5- 7, nhiễm mặn không quá 3‰, mực nước ngầm dưới 0,8m.
II- Chuẩn Bị Đất Trồng:
ĐBSCL khi trồng bưởi cần phải đào mương lên líp để xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác ;hàng năm thường có lũ vào tháng 9- 11 dương lịch nên vườn cần phải thiết kế bờ bao để bảo vệ cây trồng.
1- Trồng cây chắn gió: Nên trồng cây chắn gió trên bờ bao của vườn bằng các loại cây như mít, xoài, dừa….
2- Khoảng cách trồng: Tùy theo giống và vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp, có thể là 5X6m hay 6X6m hoặc 6X7m
3- Trồng cây che mát: Bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ, vì vậy nên trồng cây che mát như: mận, mãng cầu, so đủa, cau… Cây che mát thường được trồng xen giữa 2 hàng cây bưởi hoặc dọc theo mương.
4- Giống trồng: Tùy vào vùng đất, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ mà chọn giống trồng cho thích hợp. ĐBSCL có thể trồng các giống như: bưởi da xanh, bưởi năm roi, bưỡi long, bưởi thanh trà: việc trồng cây bưởi sạch bệnh đang được khuyến cáo, nên tìm mua giống ở Cái Mơn là nơi đáng tin cậy. (là nơi chuyên sản xuất các giống cây ăn trái, cung cấp cho cả Nước )
III- Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc:
1- Thời vụ trồng:
Vùng ĐBSCL có thể trồng được quanh năm nhưng phải bảo đảm được nước tưới và tiêu nước cho cây. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.
2- Chuẩn bị đất mô trồng:
ĐBSCL nên đắp mô để trồng mục đích là nâng cao tầng canh tác, đất làm mô thường là đất mặt hoặc đất bùn mương để khô, mô có đường kính khoảng 80- 100cm;cao tùy vào độ cao của đất , giữa mô nên đào hố có kích thước 0, 6X0, 6m. Sau đó cho vào hố 20- 40kg phân chuồng + 1kg Super Lân+ 0, 5kg vôi trộn đều với đất
3- Phương pháp đặt cây con:
Khi trồng đặt cây xuống giữa mô, đặt bầu ngang mặt mô, lấp đất lại bằng mặy mô, cắm cọc giữ cây tránh gió làm lung lay, tưới nước cho cây.
Nếu trồng bằng cây ghép nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm để tránh hiện tượng tách chồi do gió. Nếu trồng bằng cành chiết, nên đặt cành nghiêng so với mặt đất một gốc khoảng 45° để giúp cây phân cành tốt.
4- Tủ gốc giữ ẩm:
Trong mùa nắng cần phải tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm, đồng thời cũng hạn chế cỏ dại. Chú ý khi tủ phải chừa cách gốc khoảng 20cm để hạn chế các loại nấm bệnh tấn công gốc.
5- Tưới và tiêu nước:
Bưởi rất cần nước trong thời kỳ cây con và thời kỳ cây ra hoa đậu trái, nhưng cây rất sợ bị ngập úng, do đó cần phải chú ý thoát nước cho cây trong mùa mưa lũ.
6- Vét bùn bồi líp:
Công việc bồi bùn lên líp có thể kết hợp vói việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa; có thể bồi vào khoảng tháng 2- 3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3cm là tốt nhất. Thời gian bồi bùn nên 2 năm bồi một lần.
7- Bón phân:
Tùy vào loại đất, giống và điều kiện sinh trưởng của cây mà cung cấp loại phân bón cho thích hợp.
a- Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Giai đoạn cây từ 1- 3 năm tuổi, phân bón được chia làm 3- 5 đợt trong năm để bón cho cây;6 tháng sau khi trồng có thể dùng 40gr phân Urê pha vào nước để tưới 1 tháng/lần. Liều lượng phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản
Phân bón năm | Liều lượng Urê | g/cây/năm Lân | Kali |
1 | 100- 200 | 150- 250 | 30- 60 |
2 | 200- 300 | 300- 400 | 80- 150 |
3 | 300- 500 | 500- 600 | 150- 200 |
Lưu Ý`: Có thể sử dụng theo qui trình phân bón Komix như:
~Bón lót: 1- 2kg lân hữu cơ vi sinh Komix/gốc.
~Bón thúc: phân Komix bột chuyên dùng cho cây ăn trái: Đối với bưởi cho trái ổn định, mổi năm có thể chia làm 3 lần bón, mổi lần bón 0, 5- 1kg/cây/lần.
b- Thời kỳ kinh doanh:
- Sau thu hoạch 1 tuần, bón: 25% Urê+ 25% Lân+ 5- 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.
- 1 tháng trước khi cây ra hoa bón: 25% Urê+ 50% Lân+ 30% Kali.
- Sau khi đậu trái (giai đoạn trái đang phát triển) bón: 50% Urê+ 25% Lân+ 50% Kali.
- Một tháng trước thu hoạch bón 20% Kali.
Giai đoạn trái đang phát triển, lượng phân nên chia làm nhiều lần bón tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả. Hằng năm nên bón bổ sung từ 0, 5- 1kg phân Ca(NO3) 2/công để cải thiện phẩn chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái
Liều lượng phân bón dựa vào năng suất thu hoạch vụ trước (kg/cây)
Phân bón N. S. Thu hoạch Vụ trước | Liều Lượng | (g/cây/năm Kali | |
Urê | Lân | ||
20 kg/cây/năm | 650 | 900 | 350 |
40 kg/cây/năm | 1000 | 1. 500 | 600 |
60 kg/cây/năm | 1. 300 | 1. 800 | 700 |
90 kg/cây/năm | 1. 700 | 2. 500 | 1. 000 |
120 kg/cây/năm | 2. 200 | 3. 00 | 1. 250 |
150 kg/cây/năm | 2. 600 | 3. 600 | 1. 500 |
Ngoài các loại phân vô cơ trên, để tạo ra sản phẩm hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu trái cây, khi bón phân cho bưởi cần sử dụng nhiều phân hữu cơ hoặc sử dụng các loại phân sinh hóa hữu cơ như Komix để bón cho cây , với loại phân và liều lượng như sau:
* Thời kỳ kinh doanh: Bón phân Komix bột chuyên dùng cho cây ăn trái với liều lượng 6kg/cây năm, chia làm 3 lần bón:
- Sau thu hoạch bón 2kg/cây.
- Trước ra hoa bón 2kg/cây.
- Nuôi trái bón 2kg/cây
Ngoài ra trong thời gian trái đang phát triển phun phân bón lá Komix FT và Komix superzinc- k khoảng 5 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau 10 ngày liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
8- Xử lý ra hoa:
Bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoa mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt.
Tạo khô hạn vào tháng 12- 01 dương lịch, thu hoạch vào tết Trung Thu(vụ nghịch khoảng tháng 7- 8 dương lịch) ;hoặc tạo khô hạn ở tháng 3- 4 dương lịch thu hoạch vào Tết Nguyên Đán(vụ thuận khoảng tháng 12 dương lịch) . Trong mùa mưa, dùng vải nylon phủ chung quanh gốc hoặc phủ kín cả líp để tạo khô hạn cho cây ra hoa.
* Cách 1: Sau khi cây đã được bón phân lần 2, đến 15/3 dương lịch( 20 ngày) thì bắt đầu tưới trở lại mỗi ngày 2- 3 lần và tưới liên tục 3 ngày, đến ngày thứ 4 tưới mỗi ngày một lần. 7- 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa(thời gian này ngày tưới ngày nghĩ) 10- 15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa đậu trái.
* Cách 2: Sau khi cây đã được bón phân lần 2 vbà đến 15/3 dương lịch líp được tưới đẫm nước, có thể bồi bùn một lớp mỏng 2- 3 cm. Sau 20- 25 ngày nếu có bồi bùn thì chờ cho mặt bùn khô nứt nẻ tiến hành tưới trở lại giống như cách 1.
9- Neo trái:
Đến thời điểm thu hoạch mà giá thấp thì có thể neo trái trên cây được từ 15- 30 ngày để chờ giá bằng cách dùng Uirê hoặc các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, Gibberellin phun thẳng trên trái.
10 – Tỉa cành tạo tán:
a - tỉa cành:
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái ( thường rất ngắn khoảng 10- 15cm) cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bõ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú Ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ bằng nước javel hoặc cồn 90° trước khi tỉa.
b- Tạo tán:
Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn, mục đích để các mầm ngủ và các mầm bên phát triển. Chọn 3 mầm khõe , thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1. dùng cọc tre cấm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 gốc 35- 40°. Từ cành cấp 1 sẻ phát triển cành cấp 2 và chì giử lại 2- 3 cành. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3 , cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bõ những các chổ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.
IV. - Sâu Bệnh Và Biện Pháp Phòng Trị:
1 – Sâu vẽ bùa:
- Gây hai: Tấn công vào thời điểm lá non, sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo làm lá biến dạng, ngoăn ngoeo, ảnh hưởng đến sự phát triển của đọt non. Ngoài ra sâu vẽ bùa còn là nguyên nhân làm cho bệnh loét dễ xâm nhập.
- Biện pháp phòng trị:
+ chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành đồng loạt cho các đợt ra lộc tập trung , chóng thành thục.
+ sử dụng các loại thuốc hóa học như : fenbis, Lancer, Diaphos, vibasu, Supracide…
2 – Rầy mềm:
- Gây hại: thường chít hút nhựa ở đọt non, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đọt, rầy thải ra nhiều chất đường mật tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi
- Biện pháp phòng trị:
+ Nuôi kiến vàng để khống chế mật số của rầy.
+ Phun thuốc lúc cây ra đọt non khi có rầy xuất hiện bằng các loại như: Lancer, Secsaigon, Vibasu, Pyrinex, dầu D- C Tronplus…
3- Rầy chổng cánh:
Gây hại: là tác nhân truyền bệnh vàng lá Greening trên cây có múi, gây hại trầm trọng ở vùng ĐBSCL. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút đọt non và truyền bệnh.
- Biện pháp phòng trị:
+ Nuôi kiến vàng và bảo tồn các loài thiên địch trong tự nhiên để khống chế mật số rầy.
+ Khi thiết kế vườn nên có hàng rào bảo vệ thực vật để chắn gió, ngăn chặn rầy xâm nhập vào vườn.
+ Sử dụng thuốc hóa học phun vào lúc cây ra đọt non bằng các loại thuốc như: Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon…
4- Nhện:
Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, không cánh, có 8 chân giống như nhện.
- Gây hại: Cả ấu trùng và thành trùng thường chichq hút lá non và bên ngoài vỏ trái non khoảng 1- 2 tháng tuổi, sự chít hút của nhện ít khi làm rụng trái, nhưng thường làm vỏ trái bị sần sùi như da cám, làm giảm giá trị thương phẩm
- Biện pháp phòng trị:
+ Trong tự nhiên cũng có nhiều loài thiên địch có thể làm giảm mật số của nhện. + Có thể áp dụng biện pháp canh tác để hạn chế nhện chích hút trái bằng cách bao trái lùc còn nhỏ
+ Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết như: Comite, sulox, Ortus, dầu D- C Tronplus…
5- Bệnh thối gốc chảy nhựa:
- Triệu chứng: Lúc đầu bệnh làm cho vỏ thân cây ở vùng gốc bị sủng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy nhựa ra có màu nâu đen rất hôi …
- Tác nhân: do nấm Phytophthora sp gây ra.
- Gây hại: Cây bệnh có ít rễ, vỏ rể bị thối nhất là ở các rể non;trên thân khi vỏ bị nứt làm cho nhựa chảy ra có mùi rất hôi;trên lá làm cho lá vàng và rụng đi;trên trái làm cho trái bị thối nhất là những trái gần mặt đất. Bệnh thường tấn công ở những vườn trồng dày, độ ẩm cao.
- Biện pháp phòng trị:
+ Trồng với khoảng cách vừa phải để làm giảm ẩm độ trong vườn.
+ Mô trồng phải cao ráo không được ngập nước.
+ Hàng năm bón cho mỗi gốc từ 20- 30kg phân chuồng hoai mục.
+ Phun các loại thuốc đặc trị như: Mexyl- MZ, Alpine, Ridomyl, Aliette, Vimonyl, Ridozeb…
6- Bệnh loét:
- Triệu chứng: Bệnh có thể gây hại trên lá, trái và cành, phát triển lây lan mạnh trong mùa mưa và những lúc có sương mù, triệu chứng dễ thấy nhất là trên lá bị cháy những đóm tròn xung quanh có quầng vàng nhưng lá không bị biến dạng.
- Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra.
- Gây hại: trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng nước màu xanh đậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ quả làm làm cho lá giảm khả năng quang hợp và trái bị thối nhũn đi. Bệnh lây lan rất nhanh
Qua nước tưới, trời mưa và sương mù, gây hại nặng ở những vườn bị sâu vẽ bùa tấn công và trên những vườn ươm giống.
- Biện pháp phòng trị:
+ Cắt và tiêu hủy những cành, lá, trái bị bệnh, vệ sinh nghiêm nhặt kể cả quần áo nông dân làm vườn.
+ Hạn chế tối đa việc làm sây sát lá và trái, đặc biệt là phòng trị sâu vẽ bùa.
+ Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Kasuran, Funguran, Bordeaux, Coc…
7- Bệnh ghẻ:
- Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu nhạt nổi lên mặt dưới lá, trên cành non và trái, bệnh ghẽ không có quần vàng xung quanh như bệnh loét.
- Tác nhân: do nấm Elsinoc fawcetii gây ra.
- Gây hại: Nấm thường tấn công trên đọt non, cành non và trái, trên lá nấm tấn công mặt dưới lá làm cho lá bị sần sùi, biến dạng, giảm khả năng quang hợp, giảm đi giá trị thương phẩm của trái. Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong mùa mưa và qua nước tưới.
- Biện pháp phòng trị:
+ Vệ sinh vườn, cắt tỉa và tiêu hủy ngay các cành , lá, trái bị bệnh.
+ Phun các loại thuốc như: Zin, Dipomat, COC, Oxyclorua đồng, Funguran, Dithan- M…
8- Bệnh vàng lá Greening:
- Triệu chứng: Lá vẫn xanh nhưng có những đốm vàng, trong khi ở một số lá phiến lá bị vàng gân lá vẫn còn xanh, lá nhỏ và hẹp dài như tai thỏ, rụng sớm. Trên cây, nhánh bị bệnh trái nhỏ, méo mó, hạt bị thui đen, ra bông nhiều đợt trong cùng một cây.
- Tác nhân: Do vi khuẩn gram âm (Liberibacter asiaticus) gây ra và do rầy chổng cánh truyền bệnh,
- Biện pháp phòng:
+ Trồng cây sạch bệnh.
+ Không nhân giống từ những cây bị bệnh.
+ Trồng cây chắn gió để ngăn chặn rầy từ nơi khác đến
+ Khử trùng dao kéo khi cắt tỉa cành
+ Phun các loại thuốc trừ rầy như: Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon…
V- Thu Hoạch:
1- Thời điểm thu hoạch:
Bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 6- 7 tháng tùy giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhe tay, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc sương mù nhiều.
2- Phương pháp thu hoạch:
Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát, phân l
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ