Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ
Ở miền Bắc, vào vụ xuân, đu đủ thường được trồng vào tháng 2 - 4, vụ thu, trồng tháng 8 - 10.
Cây con đủ tiêu chuẩn để trồng
1. Thời vụ trồng
Miền Bắc: Vụ xuân: trồng tháng 2 - 4, vụ thu: trồng tháng 8 - 10.
Miền Trung: vụ xuân trồng vào tháng 12 - 1, vụ hè thu trồng tháng 5 – 6.
Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11).
2. Chuẩn bị cây con
- Hạt giống ngâm trong nước 2 – 4 giờ, vớt ra, ủ trong khăn ẩm 1 – 2 ngày.
- Đất gieo hạt: trộn đều 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục, cho hỗn hợp vào các túi bầu kích thước 7 x 10 cm khoảng 2/3 túi (các túi bầu đã đục lỗ).
- Gieo hạt vào trong bầu đất: mỗi bầu gieo một hạt, sau đó phủ một lớp đất mỏng và tưới nhẹ.
- Khi cây con có 3 – 5 lá thật, cao 15 – 20 cm thì đem trồng .
3. Chuẩn bị đất trồng
- Chọn khu đất cao, thoát nước tốt, tầng canh tác dày, tơi xốp, tốt nhất là đất bãi bồi, pH thích hợp từ 6 – 6,5.
- Đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm; khoảng cách hàng 2,5 m, khoảng cách cây 2,0 – 2,5 m. Với khu đất thấp tiến hành lên luống, đắp ụ trồng đu đủ.
- Bón lót: lượng phân bón cho 1 hố: 30 – 35 kg phân chuồng hoai, 120 – 150g urê, 250 – 500g supe lân, 20 – 30g Kalisulfat. Trộn đều toàn bộ lượng phân trên với đất, bón vào hố trước khi trồng 1 tháng.
Đối với một số vùng đất đồi núi, đất chua (pH
4. Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng 1 ngày, tưới nước đầy đủ cho cây con. Chọn những cây đủ tiêu chuẩn, mỗi hố trồng 1 cây. Lấp đất phủ qua phần cổ rễ, nén chặt xung quanh. Trồng cây xong phải tưới nước và giữ ẩm.
5. Chăm sóc sau trồng
a) Tủ gốc:
Vật liệu tủ gốc là rơm rạ, cỏ khô hoặc bùn phơi khô. Tủ gốc giúp giữ ẩm cho đất, che bớt nắng cho cây con, hạn chế đất bị bí chặt.
b) Tưới nước:
Đu đủ chịu hạn kém, đồng thời không chịu được úng, do vậy cần phải tưới nước đầy đủ vào mùa khô và thoát nước tốt vào mùa mưa. Nếu đất khô cây sinh trưởng phát triển chậm, lá nhanh vàng úa, rụng hoa và quả non, năng suất và chất lượng quả giảm. Đất quá ẩm cây dễ bị nhiễm các bệnh nấm gốc.
c) Bón phân thúc:
Lượng phân bón trung bình cho một cây:
- Năm thứ nhất:
+ Lần 1: 80 - 100 g urê, 40 - 60 g Kalisulfat; bón sau trồng 2 tháng.
+ Lần 2: 40 - 50 g urê, 80 - 120 g Kalisulfat; bón khi cây bắt đầu ra hoa
+ Lần 3: 160 - 200 g urê, 250 - 500 g supe lân, 60 - 90 g Kalisulfat; bón sau khi thu hoạch quả lứa đầu
- Năm thứ 2: 300 - 400 g urê, 1000 - 1500 g supe lân, 300 - 400 g Kalisulfat; bón làm nhiều lần.
Ở những vùng đất thiếu borax, định kỳ 1 tháng 1 lần phun axít boric nồng độ pha loãng 500 - 1.000 lần, phun mặt dưới lá.
d) Làm cỏ, xới xáo
Rễ cây đu đủ ăn nông nên phải xới nông, nhổ cỏ bằng tay để không ảnh hưởng đến rễ cây.
e) Cắm cọc giữ cây:
Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão có thể cắm cọc giữ cây và chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gẫy cây.
f) Tỉa cành, tỉa quả:
Ngắt bỏ những nhánh con mọc ra từ thân chính. Thời kỳ cây ra quả nhiều, cần tỉa bớt quả nhỏ, quả bị sâu bệnh, méo mó.
6. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: bọ trĩ, bọ nhảy, rệp sáp, nhện đỏ, bọ xít, rầy mềm…
- Bệnh hại: khảm vàng lá, đốm hình nhẫn (hay khảm vòng), héo rũ, thối gốc.
- Đối với các sâu bệnh trên, biện pháp phòng cho hiệu quả tốt nhất là:
+ Chọn cây giống khoẻ mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh;
+ Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chặt bỏ những cây bị bệnh virus;
+ Làm sạch cỏ dại, thu gom lá già trong vườn đu đủ;
+ Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới;
+ Chăm sóc cây sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ mạnh để tăng sức chống chịu với sâu bệnh;
+ Có thể sử dụng một số loại thuốc như Ridomil, Daconil… để phòng trừ bệnh; Thianmectin 0,5ME, Confidor, Trebon… để phòng trừ côn trùng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ