Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn

Tác giả An Dương (T/h), ngày đăng 27/06/2019

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu không phải đơn giản nhưng chỉ cần bỏ chút thời gian nghiên cứu và chăm sóc sẽ có chậu hoa đẹp đặt tại ban công.

Hoa cẩm chướng có nhiều màu sắc bắt mắt.  

Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa cẩm chướng thơm thuộc họ cẩm chướng - Caryophyllaceae, thuộc bộ phôi cong - Sentrospenmea, trong họ Caryophyllac (họ này chia ra cẩm chương thơm và cẩm chướng gấm - dianthus sinensis).

Đặc điểm của cẩm chướng là thân mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gãy khúc nhiều, thân bò là chính, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, lông nhỏ, ít bị sâu bệnh. Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối, phiến lá nhỏ dày, dài, không có răng cưa, mặt lá thường nhẵn. Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoặc hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên cùng một bông.

Tuy nhiên để tạo ra được một chậu hoa cẩm chướng đẹp trưng bày trên ban công nhà bạn thì ngoài việc nắm bắt kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng thế nào cho khoa học thì việc chăm sóc cũng hết sức quan trọng.

Nhiệt độ thích hợp trồng hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng thích hợp trồng vào mùa hè cũng được, nhưng hoa xấu nên thời vụ chủ yếu là đông xuân. Hoa cẩm chướng thích hợp ở nhiệt độ từ 18-25 độ C. Hoa ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp có nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng.

Chọn giống hoa cẩm chướng

Cây hoa thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt. Chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to và cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa, chỉ để giống ở cây chính vụ. Hạt hoa khó nảy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng

Để tiến hành trồng hoa cẩm chướng trước hết phải chuẩn bị 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn.

Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu bạn có thể gieo hạt rồi trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày. Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trong chậu với khoảng cách 5 x 5cm.

Đất trồng hoa cẩm chướng phải tơi xốp. 

Chăm sóc

Cây hoa cẩm chướng sẽ đâm chồi ở nhiệt độ 18 độ C. Chú ý khi thời tiết quá lạnh nên để cây dưới mái hiên. Đợi bề mặt đất trong chậu khô mới tưới thêm nước. Trồng cẩm chướng tại nơi có đủ ánh nắng. Để cây phát triển trước khi có sương giá. Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn, tránh nắng.

Mật độ khoảng cách bằng trồng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.

Khi cây ra nụ, bón N:P:K = 1:2:3 dạng phân là urê, tecmôphotphat, K2SO4. Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì N:P:K = 1:3:2. Cẩm chướng trồng bằng ngọn sau 70–85 ngày thì bắt đầu ra hoa. Những ngày mới trồng cây cần tưới sương 3 lần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới 2 lần/ngày, giữ vừa đủ ẩm. Hoa cẩm chướng trồng trong nhà che phủ plastic cho cành hoa cao nên dể bị đỗ ngã, do vậy cần làm nhiều tầng lưới đỡ cây.

Để có được một chậu hoa cẩm chướng đẹp cần đòi hỏi phải có một kỹ thuật trồng hoa khoa học. 

Nhân giống vô tính bằng ngọn

Thường nhân giống bằng hạt nhưng vì nhập hạt quá đắt nên người ta phải giâm bằng chồi và ngọn. Bằng phương pháp này chúng ta chủ động thời vụ, lượng cây giống, nhanh ra hoa, sử dụng cây mẹ lấy giống là F1. Ta tách ngọn từ nách lá cây mẹ, tiến hành giâm từ tháng 8.

Chuẩn bị giá thể giâm: Giá thể giâm cẩm chướng tốt nhất là trấu hun, nếu không có trấu hun có thể thay thế bằng cát sạch. Giá thể được xử lý trước khi giâm bằng Zineb hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít phun trực tiếp vào giá thể .

Chọn, ngắt ngọn giâm: Chọn ngọn trên cây mẹ không bị sâu bệnh, không dị dạng, xanh tốt có chiều dài từ 8-10 cm; 6-8 lá; đường kính thân: 0.4–0.5cm, sau đó dùng dao cắt ngang cành.

Chú ý: Dùng tay cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 1,5- 2cm. Sau khi giâm tưới đẫm nước bằng cách tưới trực tiếp hoặc phun lên cây, trong 7-10 ngày đầu tưới 5-7 lần/ngày, để luôn đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần lần tưới 4-5 lần/ ngày (ẩm độ giá thể đạt 70-80%). Nếu giâm bằng cát thì số lần tưới ít hơn, (4-5 lần sau đó giảm còn 3-4 lần/ ngày).


Trồng bắp cải tí hon - thu hoạch sướng tay Trồng bắp cải tí hon - thu hoạch… Kỹ thuật trồng hoa mào gà cực đơn giản cho hoa nở quanh năm Kỹ thuật trồng hoa mào gà cực đơn…