Vú sữa Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa - Phần 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa - Phần 2

Tác giả Theo Vndoc, ngày đăng 11/09/2016

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa - Phần 2

III. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh hại vú sữa thì có nhiều loại, nhưng ở giai đoạn nuôi quả lớn như bạn yêu cầu thì nên chú ý những đối tượng chính dưới đây:

  • Sâu đục quả (Alopia sp.) phá hại từ khi quả còn nhỏ cho đến khi đã già và chín, có thể làm rụng hoặc hư cả quả, giảm phẩm chất quả.

    Khi mới thấy một vài quả non bị hại thì phun ngay, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban…

  • Bệnh thối quả do nấm Lasio diplodia Theobromac và Coletotrichum sp.

    xâm nhập từ khi quả còn nhỏ gây ra.

    Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát riển mạnh, lây lan nhanh khắp quả, làm quả khô đen và rụng, tỷ lệ quả hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%.

    Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu hủy quả rụng vì bệnh.

    Phun các loại thuốc như: Carbenzim 50FL, Thio-M 50SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10- 15 ngày/lần.

IV. Thu hoạch bảo quản

Quả sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 52oC trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối quả.

Thu hoạch và bảo quản Thời gian từ khi đậu quả đến khi thu hoạch từ 18 - 20 ngày tùy theo giống, mùa vụ.

Tiến hành thu hoạch khi quả đã chín trên cây.

Quả phát riển đạt đến hình thái, màu sắc đặc trưng của giống.

Khi thụ hoạch nên cắt cả cuống quả dài 1-2 cm, loại bỏ quả có vết sâu bệnh, tổn thương và bao quả bằng các loại bao giấy nhằm tránh trầy xướt rong quá trình vận chuyển.


Kỹ thuật trồng cây vú sữa đúng cách cho năng suất cao nhất Kỹ thuật trồng cây vú sữa đúng cách… Điều Khiển Cho Cây Vú Sữa Ra Trái Sớm Điều Khiển Cho Cây Vú Sữa Ra Trái…