Kỹ thuật trồng và thâm canh Măng Cụt - Phần 2
III/- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
3.1/ Sâu hại:
3.1.1/ Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella):
Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, tấn công mặt dưới lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mãng trên lá ảnhhưởng sức khoẻ của cây.
Có thể cắt tỉa đầu cành, để cây ra đọt non đồng lọat, khi đọt non dài khỏang 2-3 Cm
Phòng trị bằng cách phun các loại thuốc sau: Con fidor, Sherzol, Dầu khóang SK Enspray, vào thời điểm sâu non theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
3.1.2/ Bọ trĩ (Thrips spp):
Thời kỳ trái non bù lạch làm chảy nhựa trên vỏ trái.
Trị bằng Sumialpha, sumicidin Sherpa, theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
Có thể dùng dầu khóang SK 99 theo liều lượng khuyến cáo (hỗn hợp Dầu khóang 0,25 % + thuốc trừ sâu) được sử dụng hiệu quả đối với Thrips.
3.1.3/ Ruồi đục trái:
Khi trái sắp chín ruồi đục trái làm rí nhựa trên vỏ trái phòng trị bằng cách dùng bẫy ruồi đục trái cây với hợp chất dẫn dụ và duyệt ruồi Vizubond… mật độ bẫy 3-5 bẫy/1000m2.
3.1.4/ Nhện đỏ:
Thành trùng rất nhỏ, màu vàng lợt hay nâu, có 8 chân.
Nhện ăn phá vỏ trái gây sần sùi như da cám.
Làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm của trái Phòng trị bằng cách phun nước có công suất mạnh trên cây, trái để nhện bị cuốn trôi hoặc phun các loại thuốc trừ nhện như Saipromite, Danitol, Dầu SK Enspray 99, vào giai đoạn cây mang trái non.
3.2/ Bệnh hại:
3.2.1/Bệnh thán thư (do nấm Collectotrichum):
Bệnh có thể phát sinh trên lá, cành và trái.
Trên lá, bệnh tạo thành các đóm cháy màu nâu, nhiều đóm có thể liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá.
Trên trái bệnh tạo thành những đóm màu nâu đen, có thể làm trái thối khô và rụng.
Nấm gây bệnh tồn tại trên các lá và trái bị bệnh, phát tán lây lan do gió và nước.
Bệnh phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp, ẩm độ cao.
Phòng trị bằng các biện pháp tỉa cành tạo tán, để cây thông thóang, nhiều ánh sáng và khô ráo.
Khi phát hiện mới có bệnh, dùng các lọai thuốc như Carbenzim, Antra Col, Dinthane M45, Mexyl MZ...
theo liều lượng hướng dẫn, phun ướt đều lên tán lá, trên trái lúc còn non.
3.2.2/ Bệnh chết nhánh (do nấm Pestaliotopsi sp):
Triệu chứng là nấm tấn công gây cháy lá và làm chết từng nhánh nhỏ trên cây, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, lúc mưa nhiều.
Phòng trị bệnh chết nhánh bằng cách tỉa bỏ các cành nhánh trong tán cây, giúp cho cây thông thóang, kết hợp phun xịt các lọai thuốc sau: Carben zim, Bendazol, Benomyl, theo liều hướng dẫn trên bao bì.
3.2.3/ Bệnh chảy mủ vàng trên trái:
Do chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh chảy mủ vàng trên trái măng cụt.
Vì vậy, hiện nay chưa thể đề ra biện pháp phòng trừ nào thích hợp bằng thuốc trừ sâu, trừ bệnh, mà trước mắt chỉ có thể khuyến cáo bà con cần phải giữ đảm bào thóat nước tốt trong mùa mưa và có thể xử lý cho cây ra hoa sớm, để cho thu họach trái, trước khi mùa mưa đến.
IV/ THU HOẠCH- BẢO QUẢN
- Hái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và giảm đến mức thấp nhất sự xây xát và va chạm mạnh trên trái, nên dùng dụng cụ để hái trái.
- Bảo quản ở 130C chứa trái trong túi plastic có đục lổ sẽ giữ được 28 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ