Kỹ thuật trồng Xoài tím cho quả sai trĩu cành, quả căng tròn thơm ngon
Kỹ thuật trồng Xoài tím có thể áp dụng bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành. Cả hai phương pháp này đều có thể cho ra trái nhiều, quả ngon mà ít công chăm sóc.
Kỹ thuật trồng cây Xoài tím đơn giản, dễ chăm sóc. Ảnh minh họa
Kỹ thuật trồng Xoài tím dù chưa được phổ biến nhiều so với trái xoài thông thường. Tuy nhiên vì lạ mắt, quả ăn lại ngon nên được rất nhiều người tìm mua.
Giống xoài tím ngắt lạ mắt này được nhân giống thành công từ Trung tâm Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Thái Lan, có nguồn gốc từ một loại xoài của Đài Loan. Một đặc điểm độc lạ ở loại xoài này khi chưa chín có màu xanh lá giống như nhiều loại xoài khác, khi chín quả dần chuyển sang tím vô cùng lạ mắt, ruột xoài có màu vàng sậm, vị ngọt mát và thơm.
Thời vụ và nhiệt độ trồng cây Xoài tím
Xoài tím là một cây dễ tính có thể thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác nhau. Giống xoài tím ưa ánh sáng trực tiếp từ mặt trời nên quá trình trồng và chăm sóc cần phải để ý tới yếu tố này sẽ giúp cây phát triển nhanh. Xoài cho quả từ tháng 8 tới khoảng tháng 9 hàng năm vì thế thời điểm thích hợp nhất để trồng xoài có thể tiến hành vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu.
Chọn giống Xoài tím
Ở bất cứ loại cây trồng ăn quả nào thì chọn giống rất quan trọng. Đối với Xoài tím cũng vậy, yếu tố để lựa chọn giống tốt cần phải đảm bảo khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.
Kỹ thuật trồng xoài tím
Kỹ thuật trồng Xoài tím đúng cách nhất phải trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Nếu áp dụng trồng bằng cách chiết cành cần phải đào hố có đường kính 80cm, sâu 50-60cm. Nếu trồng ở diện tích rộng thì khoảng cách các hố tuỳ theo giống, điều kiện đất đai.
Sau khi đã đào hố xong tiến hành rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển.
Cách chăm sóc cây Xoài tím
Trồng Xoài tím cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cần làm cỏ thật sạch dưới gốc tránh cỏ ăn hết chất dinh dưỡng của cây. Thời gian tiến hành việc này phải đảm bảo thường xuyên nếu cỏ phát triển nhiều.
Bón phân cũng khá quan trọng giúp cây tăng trưởng nên giai đoạn cây còn nhỏ nên bón 100-150 gram phân NPK 20-20-15+TE/gốc/lần. cây con năm đầu tiên nên pha phân vào nước tưới 2 tháng/lần. Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón, Lưu ý khi thu hoạch xong cũng cần phải bón phân để đủ sức nuôi trái cho năm tiếp theo.
Kỹ thuật trồng Xoài tím cần phải phòng bệnh ngay từ khi cây còn nhỏ mới cho ra quả chín mọng, thơm ngon. Ảnh minh họa
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho Xoài tím
Để cây Xoài tím cho ra trái nhiều, quả mọng, công việc tạo tán tròn đều sẽ giúp cây nhận ánh sáng từ mọi phía. Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn.
Phòng trừ sâu bệnh hại Xoài tím
Trồng cây Xoài tím rất dễ gặp bệnh thán thư, phấn trắng, muội đen, cháy lá hay thối đọt. Để phòng trừ hiệu quả cần phải tiến hành phun thuốc cho từng loại bệnh. Thuốc mua phải theo sự hướng dẫn của chuyên gia nông nghiệp để đảm bảo an toàn. Hoặc có thể tự mua boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.
Thu hoạch quả Xoai tím
Xoài tím là cây lâu năm nên trồng cũng phải mất vài năm cây mới cho trái. Khi quả già, vỏ quả chuyển dần sang màu tím đặc trưng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc để cây phát triển cho những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ