Lưu Ý Khi Trồng Rau Sạch
Ngày đăng 30/06/2012
Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách và hợp lý. Việc bón phân hợp lý sẽ làm tăng năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế theo đó cũng tăng lên.
Khi đó hiệu quả sử dụng phân bón sẽ đạt mức tối ưu. Còn nếu lạm dụng phân bón, không những gây lãng phí, không phát huy được tác dụng của phân mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và môi trường sinh thái, tăng sâu bệnh dịch hại cho rau.
Kỹ thuật bón phân cho rau sạch tuyệt đối chú ý không dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới cho rau, chỉ bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, có xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Tuyệt đối không dùng nước sinh hoạt chưa được xử lý để tưới lên cây rau. Cũng không dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong rác thải thường có chứa hoặc tiềm ẩn các kim loại nặng.
Phân hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali để bón lót cho ruộng rau, bón xong rồi cày lật đất hoặc bón theo hốc hoặc theo luống, hàng. Nếu bón theo hốc thì trộn đều phân bón vào từng hốc, lấp đất rồi trồng, nhằm tập trung phân bón (tiết kiệm được phân). Cách này thường áp dụng cho cây có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng dài. Còn bón theo luống, hàng thì rải phân đều vào luống rồi lấp đất trồng.
Trong một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250 -300kg phân kali. Bón một lần hoặc chia làm nhiều lần trong năm vào lúc thuận tiện thời tiết. Bón đủ lượng như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magiê và các chất dinh dưỡng khác.
Cụ thể bón phân hóa học cho rau ăn lá được tính theo công thức 200:100:100. Hãy tính lượng phân dùng cho 1ha: Phân urê có 46% lượng N, phân supe lân có 20% lượng P2O5, clorua kali có 60% lượng K2O.
Cách tính như sau:
Phân urê: 200 x 100/46 = 435kg.
Phân super lân: 100 x 100/20= 500kg.
Phân kali: 100 x 100/60= 167kg.
Còn nếu dùng phân hỗn hợp NPK 20:20:10 thì tỷ số cần có là 200/20; 100/20; 100/10 (10 : 5 : 10). Với tỷ số này ta chọn ra số chẵn thấp nhất là 5 tính số phân hỗn hợp cần có là 100kg x 5 = 500kg NPK 20:20:10.
Điểm cần chú ý: Định kỳ tùy theo đặc điểm của từng loại rau trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt và tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Nồng độ bón thúc tăng theo thời gian sinh trưởng: cây con 1% và cây trưởng thành 3%. Trước lúc thu hoạch rau từ 15 - 20 ngày nên ngừng tưới phân đạm để đảm bảo lượng nitrat không quá cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Feed Balancer
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Hydroponics Calculator
Pha dung dịch thủy canh
Feeding Calculator
Định mức cho tôm ăn
NPK Calculator
Phối trộn phân bón NPK
Survival Calculator
Xác định tỷ lệ tôm sống
Fertilizers Converter
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Aeration Calculator
Xác định công suất sục khí
Shrimp Converter
Chuyển đổi đơn vị tôm
Greenhouse Calculator
Tính diện tích nhà kính
Pond Calculator
Tính thể tích ao hồ