Mô hình nuôi rắn hổ trâu đầu tiên ở Nghệ An
Để thực hiện ý tưởng, anh Bùi Trọng Vinh đã vào các trại rắn mua giống rắn Vàng, rắn ráo (hay còn gọi rắn Lại) để thả trong vườn. Vườn được anh xây bao quanh kiên cố, với các thân cây khô, hoặc cây xanh thấp để rắn có nơi trú ngụ theo môi trường tự nhiên. Tuy nhiên làm theo cách này không hiệu quả, khi cho ăn khó kiểm soát, rắn vận động nhiều nên tăng trọng chậm.
Một lần xem tivi thấy giới thiệu mô hình nuôi rắn hổ trâu, anh Vinh tiếp tục tìm hiểu, học hỏi và đầu tư trên diện tích đất vườn gần 150m2, xây dựng 19 ô chuồng, mỗi ô rộng hơn 2m2, được xây dựng bằng gạch, vữa bê tông, che chắn kín đáo, thoáng mát, có cửa ra vào, sàn kê bằng gỗ để rắn dễ vận động, trườn bò theo bản tính vốn có của loài, cũng là để san rắn khi đến thời kỳ và tiện trong chăm sóc, theo dõi.
Rắn hổ trâu là loài rất dễ nuôi, hiền, không có nọc độc, lớn nhanh, ít bệnh tật và đầu ra hiện khá ổn định.
Qua 3 đợt đổ giống, hiện tại trong các dãy chuồng anh nuôi 150 con rắn các loại mà chủ yếu là rắn hổ trâu, và 5 con rắn hổ mang đen, hổ mang phì nuôi thử nghiệm. Rắn hổ râu, con nhỏ trọng lượng 0,1 – 0,2kg, con lớn hơn 2kg.
Đối với loài rắn có nọc độc, nguy hiểm như hổ mang phì, hổ mang đen, anh Vinh rất thận trọng, tuân thủ triệt để quy trình nuôi, chế thêm hộp có lỗ để rắn ra, vào, thuận tiện và an toàn mỗi khi lau dọn, vệ sinh chuồng trại.
Hộp nuôi rắn hổ mang phì, hổ mang đen.
Theo kinh nghiệm nuôi rắn của anh Bùi Trọng Vinh, rắn hổ trâu là loài rất dễ nuôi, hiền, không có nọc độc, lớn nhanh, ít bệnh tật và đầu ra hiện khá ổn định. Thức ăn chính của rắn lại dễ kiếm là động vật như: cóc, ếch, nhái, chuột hoặc các loại gia cầm có thể sống, hoặc đông lạnh. Cứ 3 ngày mới phải cho rắn ăn một lần, riêng mùa đông, rắn ít ăn và hầu như chỉ nằm trong tổ.
Anh Vinh đang có dự định mở rộng, xây dựng thêm hệ thống ô chuồng để nuôi khoảng 1.000 con rắn các loại vừa cho sinh sản, cung cấp con giống và thịt rắn thương phẩm cho thị trường.
Anh Bùi Trọng Vinh hạch toán, chi phí thức ăn cho các loài rắn mỗi lần chỉ từ 30 - 50.000 đồng, một năm có thể xuất bán được. Hiện tại, giá thị trường đối với con giống khá cao, giá bán khoảng 300 - 400 ngàn đồng/con, rắn thương phẩm có giá khoảng 700 - 800 ngàn đồng/kg. Tính ra, mô hình nuôi rắn hổ trâu lợi nhuận cao hơn các loài động vật hoang dã khác từ 3 đến 4 lần.
Anh Bùi Trọng Vinh cho biết thêm: Thịt rắn hổ trâu đang là đặc sản, có giá trị mà giá thành của thương phẩm này khá ổn định. Thấy rõ hiệu qủa từ nuôi rắn hổ trâu nên tôi dự định mở rộng, xây dựng thêm hệ thống ô chuồng để nuôi khoảng 1.000 con rắn các loại vừa cho sinh sản, cung cấp con giống và thịt rắn thương phẩm cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ