Mô Hình Trồng Cây Măng Tây Xanh Hiệu Quả Ở Củ Chi
Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh.
Vì thế, Trạm khuyến nông không ngừng tìm ra những giống măng tây có khả năng kháng bệnh, cho năng xuất cao, khắc phục những yếu kém của giống măng trước đây, do đó vào tháng 7/2010 được sự đồng ý của Trung Tâm Khuyến Nông, trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức triển khai mô hình trồng măng tây tại xã Trung Lập Hạ.
Mời bà con tham khảo: Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Măng Tây Xanh: Loài Cây Mới Trồng Ở Tây Ninh Măng Tây Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Nhiều Dược Tính Đặc Biệt |
Vào ngày 26/10/2011 trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức nghiệm thu mô hình , về dự có lãnh đạo Trung Tâm Khuyến Nông, lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con trồng măng tây thuộc huyện Củ Chi, kết quả mô hình đạt năng suất bình quân từ 7- 8 tấn /ha/ năm thứ 1, thu nhập bình quân 400 triệu đồng /ha /năm thứ 2.
Đây là một nguồn thu nhập rất cao so với các đối tượng cây trồng khác, tuy nhiên nhìn những mô hình măng tây thành công cũng như mô hình chưa hiệu quả, trạm khuyến nông Củ Chi cũng khuyến cáo đến bà con trồng măng tây tại huyện là: Cần trồng giống măng tây có khả năng kháng sâu bệnh cao, sinh trưởng phát triển mạnh, chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi hộ có từ 2- 3 nhân công thì nên trồng từ 1000 – 2000m2, vì thế bà con nên chọn quy mô sản xuất cho phù hợp để cây măng tây đem lại hiệu quả lâu dài và tạo thành một vùng cung cấp loại rau cao cấp này một cách ổn định
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ