Táo Một số thông tin về trồng Táo - Phần 1

Một số thông tin về trồng Táo - Phần 1

Tác giả Theo sinh.hnue.edu.vn, ngày đăng 10/09/2016

Một số thông tin về trồng Táo - Phần 1

I- NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA CÂY TÁO

1. Các dạng sinh sản: Có thể chia thành 3 dạng cơ bản:

a) Tế bào sinh sản (nuôi cây bằng mô nhân sinh):

b) Sinh sản bằng hạt: Chủ yếu nhằm lai tạo và chọn giống.

Sau 4-5 năm, cây cho trái bói đầu tiên.

c) Nhân giống vô tính (sinh sản bằng rễ và cành): trong sản xuất, phương pháp nhân giống này chiếm vai trò quan trọng.

2. Các phương pháp nhân giống vô tính

a) Sinh sản bằng rễ phụ của táo: Đào rễ phụ có đường kính 15 - 20mm, cắt thành đoạn 10-15cm, gây vết sẹo và đem ủ ở đất cát pha, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Chỉ trong thời gian ngắn (20 - 25 ngày) hình thành rễ cám và có mầm.

Khi cây lên cao 20 - 25cm, có 2 - 3 cặp lá, dùng urê 3% tưới nhẹ dưỡng cây, sau 3 - 4 tháng, cây lên cao 50 - 60cm.

Chọn loại giống thích hợp có năng suất cao và phẩm chất tốt, hợp với thị hiếu của khách hàng, ghép lên cây táo dại.

Sau một năm đem ra trồng.

b) Vùi cành táo dại xuống đất: Phương pháp vùi cành nhằm tạo ra rễ phụ được tiến hành như sau: Vùi cành nằm ngang; vun đấp đất lên gốc; bó đất, phân ở nhánh phụ.

Sau 1 - 2 tháng, lật đất ra kiểm tra.

Nếu bộ rễ hình thành tốt thì dùng dao bén hoặc xà bách tách ra và đem giâm ở một nơi khác.

Khi cây ổn định (sau 1 - 2 tháng), dùng giống tốt ghép lên và chăm sóc tương tự như ở trên.

c) Phương pháp sinh sản bằng hom: Phương pháp này tương đối khó thực hiện vì hiện nay, trong số rất nhiều giống táo khác nhau, chỉ có một số giống đặc biệt sinh sản được bằng phương pháp này.

II- KỸ THUẬT ƯƠM VÀ TẠO TÁN

Ở các nước tiên tiến, việc ươm cây và tạo tán rất được chú trọng, vì giống tốt quyết định rất lớn đến năng suất, phẩm chất của quả về sau.

1. Ươm giống

a) Chọn đất: thường nên ươm giống trên nền đất cát pha nhẹ trộn lẫn phân chuồng hoai mục.

Xử lý đất bằng thuốc sâu Furadan hoặc Basudin để trừ sâu đất cắn mầm non, dùng CuSO4 để trừ mầm bệnh.

b) Chọn gốc ghép: Gốc ghép quyết định tuổi thọ của cây táo, vì vậy cần sử dụng gốc ghép bằng rễ của cây táo dại (rừng) lên mầm hoặc rễ của cây táo đã thích nghi với môi trường thiên nhiên trong vùng.

c) Chồi ghép: Chồi ghép có ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của quả về sau.

Nên chọn những giống có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, màu sắc và hình dáng đẹp, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chống sâu bệnh và thích nghi với môi trường.

Sau khi chuẩn bị các bước trên, ta tiến hành ươm (xem phần phương pháp nhân giống vô tính).

2. Tạo tán:

Ngay từ năm đầu, việc tạo tán rất cần thiết, nếu không gốc tán biến thành bụi táo rất xấu và không có năng suất.

Tại khu vực ươm giống, năm đầu tiên, phải uốn cành tạo được hình dáng sau:

- Hình thành trục chính;

- Cành thấp nhất cách mặt đất 1 ? 1,5m;

- Cành tạo với trục chính một góc 45 ? 60o (hình 1).

Sau một năm, vào tháng 4 hay tháng 5, khi có mưa đầu mùa, đào gốc táo trên ra trồng ở khu vực đất được chọn lọc.


Kỹ thuật trồng Táo ghép Kỹ thuật trồng Táo ghép Kỹ Thuật Trồng Và Đốn Táo Ta Kỹ Thuật Trồng Và Đốn Táo Ta