Mô hình kinh tế Muốn Bắt Tay Cùng Nông Dân Làm Ăn Lớn

Muốn Bắt Tay Cùng Nông Dân Làm Ăn Lớn

Ngày đăng 24/06/2012

Muốn Bắt Tay Cùng Nông Dân Làm Ăn Lớn
Coi kinh doanh thực phẩm là cái nghiệp, ông Phí Ngọc Chung- Tổng Giám đốc Trung Thành Group (Hà Nội) đã thổ lộ mong muốn được cùng với nông dân sản xuất thực phẩm quy mô lớn.

Chưa bao giờ xa rời nông dân

Tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh của Trung Thành hiện nay thế nào?

- Năm nay là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung, không ngoại trừ những doanh nghiệp chế biến nông sản như chúng tôi. Trung Thành đang đứng trước khó khăn kép là đầu ra giảm sút do sức mua người tiêu dùng giảm và nguyên liệu nông sản đầu vào cũng khó khăn. Nguyên nhân khó thu mua nông sản là do thời tiết, thời vụ và quy mô sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân.

Mỗi năm, Trung Thành tiêu thụ rất nhiều ớt để sản xuất tương ớt.

Ngoài ra, chúng tôi còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, thương lái nước ngoài, đặc biệt là thương lái Trung Quốc. Họ đến tận đồng ruộng của bà con nông dân để thu mua. Họ tranh mua và mua nông sản xô bồ, chất lượng không đồng đều. Vì thế, chúng tôi rất khó kiểm soát được đầu vào.

Trung Thành xác định vị trí của thị trường nông thôn thế nào trong chiến lược bán hàng?

- Vừa qua, hưởng ứng chương trình phát động “Đưa hàng Việt về nông thôn”, Trung Thành luôn có mặt trong các sự kiện đó. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa. Nhưng chi phí để đưa sản phẩm về nông thôn là rất lớn. Trong khi đó, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn là không đáng kể, chủ yếu do các doanh nghiệp tự túc.

Chính vì vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đầu tư để đưa sản phẩm về vùng sâu, vùng xa. Chỉ có các doanh nghiệp có tầm, có tâm, không đặt lợi ích lên hàng đầu mới tham gia vào thị trường nông thôn. Bởi vì, ngoài việc bán hàng để lấy lợi nhuận, đưa hàng về nông thôn còn là câu chuyện làm thương hiệu và cả thái độ phục vụ cộng đồng.

Tỷ lệ hàng đưa về nông thôn của Trung Thành là bao nhiêu, thưa ông?

- Mặc dù đã rất cố gắng nhưng tổng sản lượng chỉ chiếm khoảng 30%. Thực ra, làm ra sản phẩm để phục vụ khu vực nông thôn là không dễ. Sản phẩm phải ngon, tốt nhưng lại phải rẻ. Mâu thuẫn ở đây là giá rẻ thì khó có thể áp dụng các khoa học kỹ thuật và ngược lại, áp dụng máy móc tốt, công nghệ mới vào sản xuất thì khó có thể cho ra sản phẩm giá rẻ được.

Có vẻ như Trung Thành đang ngày càng chú trọng sản xuất nhiều sản phẩm cao cấp, xa rời thị hiếu bà con nông dân?

- Chúng tôi chưa bao giờ xa rời nông dân và thị hiếu ở nông thôn cả. Tiêu chí của Trung Thành vẫn là phục vụ bà con nông thôn và người dân lao động - những người tiêu dùng chiếm số đông. Vì vậy, khi sản xuất sản phẩm, chúng tôi cũng tạo ra các sản phẩm phục vụ số đông chứ không phục vụ thiểu số người tiêu dùng.

Muốn giải bài toán “liên kết với nông dân”

Là một doanh nghiệp tiêu thụ rất nhiều nguyên liệu nông sản. Vậy đến nay, chủ trương xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu của Trung Thành thế nào?

Là người khởi nghiệp và gắn bó lâu dài với ngành kinh doanh nông sản, có khi nào ông cảm thấy chán nản với ngành nghề nhiều khó khăn này không?

- Năm nay là năm thứ 18 tôi gắn bó với ngành hàng thực phẩm. Điều đó là thể hiện tình cảm tình yêu và đam mê của mình. Trong thời điểm nhiều ngành hàng phất lên nhanh, nhiều người thành đại gia trong 3 ngày, bằng mua bán vài căn nhà, vài mảnh đất nhưng tôi vẫn kiên trì nhặt nhạnh từng đồng, từng quả dưa, quả cà. Tôi muốn lo đầu ra cho sản xuất của bà con nông dân, không chỉ trong nước mà còn đưa ra nước ngoài. Nếu không làm được, tôi thấy áy náy.

- Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu là vấn đề rất lớn, có thể nói là vượt ra ngoài khả năng của một doanh nghiệp. Từ khi thành lập, chúng tôi đã rất chú ý đến việc này. Chúng tôi bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho nông sản rồi cử cán bộ về hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, hỗ trợ giống, phân bón cho bà con, rồi định giá để bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, chúng tôi hợp đồng cung cấp nguyên liệu với chính quyền xã và trực tiếp với các hộ nông dân ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

Thực tế trong quá trình mua nông sản, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều bà con nông dân vì lợi ích trước mắt đã tìm cách bán một phần sản phẩm ra bên ngoài. Chúng tôi đến ban ngày thì họ lại bán ban đêm, đến buổi đêm thì họ lại bán buổi ngày. Chưa kể, những doanh nghiệp, thương lái đến tranh mua sản phẩm không phải đầu tư cho bà con.

Việc bà con phá cam kết có phải bắt nguồn từ việc hỗ trợ không thỏa đáng của doanh nghiệp?

- Nếu có thì là việc doanh nghiệp không giữ đúng cam kết với bà con nông dân. Nhưng Trung Thành luôn nỗ lực để không xảy ra, hoặc để xảy ra ít nhất những trường hợp như vậy. Khi nông sản được mùa, giá thấp nhưng doanh nghiệp vẫn phải mua giá cao. Còn khi được giá, bà con lại bán cho người khác, doanh nghiệp phải xếp sau. Điều đó làm chúng tôi không có cơ sở nào để đảm bảo thu mua được nông sản.

Nhà Nông Gặt “Chạy” Cùng Euro Nhà Nông Gặt “Chạy” Cùng Euro Xã Điểm Đang Gặp Khó Xã Điểm Đang Gặp Khó