Cá rô phi Natri butyrate trong nuôi cá rô phi

Natri butyrate trong nuôi cá rô phi

Tác giả Đan Linh - Theo Aquaculture, ngày đăng 05/04/2019

Natri butyrate trong nuôi cá rô phi

Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung các dạng muối natri butyrate được phủ lớp bảo vệ bên ngoài vào thức ăn của cá rô phi sẽ giúp tăng sinh khối, năng suất và cải thiện tỷ lệ biến đổi thức ăn.

Tác dụng

Một nhóm nghiên cứu tại Brazil đã phát hiện, bổ sung muối Na-butyrate hoặc các phụ gia phủ một lớp chất bảo vệ hoặc dầu cọ vào thức ăn của cá rô phi sẽ ảnh hướng tích cực đến tăng trưởng, sức khỏe và chuyển giới tính ở cá. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác minh hiệu quả của Na-butyrate ở dạng có hoặc không có lớp phủ bảo vệ với hai nồng độ 0,25% hoặc 0,5% đến hiệu suất tăng trưởng, các thông số huyết học và khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas hydrophila trong quá trình chuyển đổi giới tính.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, bổ sung Na-butyrate không làm thay đổi quá trình biến đổi giới tính. Tuy nhiên, năng suất cá và sự tăng sinh khối đã tăng ở nhóm cá được ăn bổ sung một lượng phụ gia muối có lớp phủ bảo vệ và tỷ lệ biến đổi thức ăn cũng được cải thiện rõ rệt ở nhóm cá này. Tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu ở nhóm cá được ăn bổ sung muối phủ lớp bảo vệ 0,5% và 0,25% dầu cũng tăng cao hơn nhóm đối chứng.

Khác biệt

Trong ống tiêu hóa, axit hữu cơ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh hoặc hỗ trợ tăng trưởng ở cá. Trong cơ thể động vật, các axit hữu cơ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, gồm lipophilic, khuếch tán thông qua vách tế bào vi khuẩn, bằng cách làm giảm pH bên trong hoặc hạn chế các tác động thuộc enzyme theo cơ chế thúc đẩy sự tiêu diệt vi khuẩn.

Axit béo butyric chuỗi ngắn trở thành sodidum butyrate khi nó được chelate hóa với sodium để tạo thành muối có độ ổn định cao hơn và ít mùi nồng hơn dạng axit. Trong số các muối hữu cơ được sử dụng trong chăn nuôi, butyrate được nhấn mạnh bởi tác dụng tích cực tới hệ tiêu hóa của động vật. Butyrate có thể được tạo ra thông qua quá trình lên men lợi khuẩn trong đường ruột.

Bọc phủ sodium butyrate bằng dầu thực vật để bảo vệ và đảm bảo axít hữu cơ được hấp thụ trong đường ruột cũng như làm giảm thất thoát ra môi trường. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tiềm năng sử dụng muối hữu cơ trong giai đoạn chuyển đổi giới tính ở cá rô phi.

Thử nghiệm

Bảy nghiệm thức đã được tạo ra gồm chế độ đối chứng (không bổ sung) và sáu chế độ bổ sung 0,25% hoặc 0,5% Na-butyrate sau đó sử dụng dầu cọ, chất đệm để phủ bên ngoài thức ăn. Cá non được bổ sung 60 mg methyl-testosterone/kg thức ăn để sản xuất cá rô phi toàn đực.

Thức ăn mẫu của từng nghiệm thức đã được kiểm tra độ ẩm, protein thô, chiết xuất ether, tro và xơ thô. Vào cuối thử nghiệm cho ăn 28 ngày, ghi nhận tăng sinh khối cá, tăng trọng, tỷ lệ sống, năng suất, chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ hiệu quả protein (PER). Sau thử nghiệm, 30 con cá từ mỗi chế độ ăn được thách thức với mầm bệnh A. hydrophila và theo dõi trong 14 ngày để kiểm tra tỷ lệ tử vong.

Kết quả, bổ sung 60mg methyl-testosterone/kg thức ăn giúp chuyển đổi giới tính trên cá rô phi có hiệu quả và không có con cái nào được tìm thấy trong quá trình kiểm tra. Như vậy, bổ sung Na-butyrate không làm thay đổi quá trình chuyển đổi giới tính của cá. Tuy nhiên, năng suất và sinh khối tăng lên và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn được cải thiện đối ở các nhóm cá được bổ sung.

Sử dụng Na-butyrate được phủ chất đệm hoặc dầu cọ là giải pháp khả thi để cải thiện các thông số kỹ thuật của cá trong giai đoạn chuyển đổi giới tính. Cá rô phi nhận thức ăn bổ sung ở mức 0,5% Na-butyrate được bọc dầu hoặc chất đệm cho thấy sự tăng sinh khối và năng suất tốt nhất.


Kỹ thuật nuôi cá rô phi cho năng suất cao Kỹ thuật nuôi cá rô phi cho năng… Ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể đến hiệu quả sử dụng lysine ở cá rô phi Ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể đến…