Nuôi bò Nghiên cứu vai trò của gia súc trong nhiễm khuẩn E. coli O157: H7

Nghiên cứu vai trò của gia súc trong nhiễm khuẩn E. coli O157: H7

Tác giả M.T. (Theo ARS), ngày đăng 10/05/2016

Nghiên cứu vai trò của gia súc trong nhiễm khuẩn E. coli O157: H7

Việc phát thải ra một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh trong phân đang là một mối quan ngại vì nó có thể tăng số lượng khuẩn E.

coli O157: H7, sẽ dẫn đường cho vi khuẩn này từ đồng cỏ chăn thả hoặc chuồng nuôi vỗ béo đến các nhà xưởng đóng gói đồ hộp nơi bít-tết, thịt nướng, thịt xay hoặc các sản phẩm thịt bò khác đang được xử lý.

Vi khuẩn thường liên quan như O157 là vi khuẩn vô hại đối với gia súc nhưng lại có thể gây ra hiện tượng nôn, co rút dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc các căn bệnh khác ở người.

Những phát hiện từ nghiên cứu của Arthur và các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Nghiên cứu Thịt động vật Roman L.

Hruska trực thuộc cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của USDA ở Clay, Nebraska, có thể cung cấp một cơ sở khoa học cho các chiến lược hiệu quả để hạn chế vi khuẩn này phát tán.

Arthur và các đồng nghiệp đã thiết kế và thực hiện một nghiên cứu với 6.000 con gia súc nuôi vỗ béo và hơn 13.000 mẫu phân, các mẫu da và thịt.

Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã cho thấy rằng, ở những con vật nuôi supershedders, sự tràn lan của vi khuẩn O157 có thể xảy ra không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở toàn bộ hệ thống tiêu hóa còn lại của chúng.

Những nhà quản lý các nhà xưởng đóng hộp phải để tâm đến vấn đề đó khi đánh giá các quy trình vệ sinh cơ sở sản xuất của họ.

Các nhà nghiên cứu cũng lần đầu tiên xác định được rằng, việc phát thải ra một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh trong phân không giới hạn ở bất kỳ chủng O157 cụ thể nào.

Công trình nghiên cứu của họ loại trừ quan điểm cho rằng các chiến thuật được thiết kế để giảm phát thải ra một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh trong phân có thể hướng tới một hoặc các chủng cụ thể.

Nghiên cứu của nhóm Arthur đã chỉ ra rằng, để một chiến lược quản lý gia súc được cho là thành công trong giảm truyền lan vi khuẩn O157, thì không quá 20% gia súc mà can thiệp hướng tới sẽ phát thải ra vi khuẩn này ở bất kỳ một thời điểm nào, và sẽ không có gia súc nào phát thải ra vi khuẩn trong phân của chúng.

Arthur và điều tra viên của mình, bao gồm các nhà khoa học của ARS là: Joseph M.Bosilevac, James L.Bono, Dayna M. Brichta - Harhay, Norasak Kalchayanand, John W. chmidt, Steven D. Shackelford và Tommy L. Wheeler, tất cả đều công tác tại Trung tâm Clay đã ghi lại những kết quả nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu có liên quan trong các bài báo khoa học có bình duyệt được xuất bản trong năm 2014, 2013 và 2009 trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology.

Nghiên cứu này hỗ trợ các ưu tiên của Bộ Nông nghiệp Mỹ về cải thiện an toàn thực phẩm.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 5-6 năm 2014


Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở Tây Nguyên Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn… Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 1 Kỹ thuật trồng một số loại cây làm…