Những yếu tố quyết định thành công của một vụ nuôi tôm
Trong nuôi tôm có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của vụ nuôi tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung vào những yếu tố chúng ta có thể chủ động kiểm soát được để tăng tỉ lệ thành công.
Lựa chọn mô hình nuôi:
Mô hình là điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến khi bắt đầu vào nuôi tôm hoặc chuẩn bị cho một vụ nuôi mới. Mô hình nuôi sẽ quyết định năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi thông qua thiết kế hệ thống, mật độ nuôi, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn, sục khí, bổ sung khoáng…
Mô hình nuôi sẽ quyết định năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi thông qua thiết kế hệ thống, mật độ nuôi, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn, sục khí, bổ sung khoáng…
BIOSIPEC là mô hình được Neovia Việt Nam nghiên cứu nhiều năm với hệ thống xử lý nước Acui-T có ưu điểm an toàn và bền vững mang lại hiệu quả cao về năng suất nuôi cũng như về chất lượng sản phẩm; mô hình tiết kiệm chi phí cũng như thời gian nuôi.
Những mô hình nuôi tôm đang được sử dụng phổ biến:
- Mô hình nuôi siêu thâm canh 2 hoặc 3 giai đoạn
- Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn
- Mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc, nuôi tôm ít thay nước (Như mô hình BIOSIPEC)
- Mô hình nuôi tôm tuần hoàn khép kín
- Nuôi tôm kết hợp cá rô phi, cá đối mục, nuôi ghép tôm cua cá, tôm sú – cá nâu…
Thông thường người nuôi tôm sẽ không thay đổi mô hình khi đang thành công. Chỉ khi sau nhiều vụ nuôi thất bại thì họ mới thay đổi mô hình hoặc tìm kiếm mô hình mới. Điểm chung của những người nuôi tôm thành công là luôn luôn học hỏi để đổi mới, cải tiến quy trình nuôi. Việc lựa chọn một mô hình nuôi ngoài đánh giá tỉ lệ thành công của mô hình này người nuôi cũng còn phải cân nhắc điều kiện khác như: khả năng đầu tư (nguồn vốn), địa điểm nuôi và đặc biệt là khả năng quản lý, am hiểu kỹ thuật nuôi.
Lựa chọn thời điểm nuôi
Thời điểm nuôi là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thông qua giá tôm và mức độ khó khăn về kỹ thuật của vụ nuôi. Chúng thường đối nghịch nhau, như để có được giá tốt thì phải chấp nhận đối mặt với nhiều rủi ro hơn (như nuôi tôm mùa đông ở miền trung có giá tốt hơn nuôi tôm chính vụ) và ngược lại nếu điều kiện nuôi thuận lợi nguồn cung dồi dào thì rủi ro về giá cũng sẽ tăng lên.
Vậy nên việc lựa chọn thời điểm nuôi hợp lý phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và mô hình nuôi. Nếu bạn tự tin vào kỹ thuật của mình thì có thể canh thời điểm giá tốt để nuôi tôm.
Riêng trong năm 2019, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thời tiết tiếp tục có những diễn biến phức tạp như nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nuôi tôm. Để khắc phục người nuôi có thể cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp để thả giống, kiểm soát rủi ro kỹ thuật bằng cách giảm mật độ nuôi, thực hiện biện pháp chống nóng hoặc lựa chọn những mô hình nuôi hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.
Chuẩn bị nước:
Cũng đúng một phần khi nhiều người nói “nuôi tôm là nuôi nước” bởi chất lượng nước nuôi quyết định sự sống còn của vụ tôm. Để đảm bảo chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi thì người nuôi phải chú trọng kỹ lưỡng từ khâu cấp nước, xử lý nước cấp, quản lý chất lượng nước trong vụ nuôi và đảm bảo nguồn nước cấp dự trữ.
Cấp nước là giải pháp an toàn và ít tốn kém nhất trong những trường hợp khẩn cấp như: sụp tảo, nước sắc do nắng nóng kéo dài, khí độc tăng cao… nhưng đa phần chúng ta khá chủ quan đợi tới khi cần nước lại không có. Vì vậy cần thiết phải luôn dự trữ đủ nước trong 1 ao lắng để có thể thay ngay khi cần, với những mô hình nuôi thay nước như những mô hình nuôi thâm canh mật độ cao hiện nay thì việc dự trữ nước trong ao lắng là yêu cầu bắt buộc.
Để tôm nuôi phát triển tốt, trong quá trình nuôi phải đảm bảo sự ổn định chất lượng nước càng lâu càng tốt tránh sự biến động đột ngột. Một ví dụ điển hình là việc kiểm soát dinh dưỡng dư thừa và tảo phát triển trong ao, điều này phải thực hiện định kỳ để tránh tảo phát triển quá mức dẫn đến sự biến động các thông số nước ao tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi.
Yếu tố con người:
Con người ở đây là nói đến nhân sự trại nuôi. Ở thời điểm hiện tại con người tác động đến tất cả các yếu tố khác trong đó có tác động qua lại giữa mô hình nuôi và con người.
Ví dụ mô hình chuẩn với các quy trình được chuẩn hóa thì trại nuôi sẽ giảm rủi ro soát do con người gây ra. Ngược lại khi bạn chưa có mô hình tốt thì đòi hỏi người nuôi tôm phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm để linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi.
Bà con nên chú ý những yếu tố này, có thể ban đầu khó kiểm soát nhưng dần dần nó sẽ trở thành bí kíp thành công trong nuôi tôm của mình. Chúc bà con vụ nuôi thành công!
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ