Mô hình kinh tế Nuôi Bò Vỗ Béo Và Bán Bò Thịt

Nuôi Bò Vỗ Béo Và Bán Bò Thịt

Ngày đăng 23/08/2014

Nuôi Bò Vỗ Béo Và Bán Bò Thịt

Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.

Mô hình “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” của ông Lê Văn Đấu (ấp Phú Cường, xã An Nông) là một điển hình. Sau những năm tháng đi bộ đội, ông phục viên về nhà dốc sức làm kinh tế, bằng nhiều cách: Trồng lúa, nuôi heo… song cũng không mang lại mấy lợi nhuận.

Với bản tính cần cù và siêng năng lao động, ông Đấu muốn tìm hướng phát triển tốt hơn và đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Sau nhiều lần chọn lựa, ông quyết định “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” theo hình thức bán công nghiệp.

Năm 2013, ông Đấu mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường... kết hợp việc trồng thêm 1 héc-ta cỏ làm thức ăn xanh cho bò.

Ông Lê Văn Đấu cho biết “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” bằng phương pháp nuôi nhốt đang được nông dân nhiều địa phương áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ví như, chọn được con giống tốt và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, có thể cho thu nhập cao, thời gian “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” thông thường là 6 tháng, trọng lượng tăng từ 24 – 36kg/tháng/con và sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 5 triệu đồng – 6 triệu đồng/1 con.

Đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng, giảm vận động và bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Với phương pháp này, không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Đấu, sau 2 đợt mua 18 con bò giống về nuôi, tổng chi phí trên 360 triệu đồng, nhưng chỉ với thời gian 6 tháng vỗ béo, trừ các chi phí (tiền mua con giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, công chăm sóc...), ông bán được 540 triệu đồng và lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Nhờ vậy, khoản thu nhập từ nghề “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” giúp cho cuộc sống của gia đình ông trở nên khá giả hơn.

Ngoài gia đình ông Đấu, còn một số hộ chăn nuôi khác trên địa bàn xã An Nông cũng đã thành công với mô hình “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” theo phương pháp bán công nghiệp, những hộ thực hiện đều phấn khởi, bởi vì bò phát triển nhanh và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Trong đó, có gia đình anh Nguyễn Trọng Đỉnh (ở ấp An Biên) và nhiều nông hộ khác.

Mô hình “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” bằng hình thức nhốt chuồng của nông dân Lê Văn Đấu (ở xã An Nông) được chính quyền và nhiều hộ địa phương đánh giá rất cao, do đạt hiệu quả lợi nhuận làm ăn và có thể mở rộng quy mô, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu. Trong khi, chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm đang gặp khó khăn về thức ăn, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ… thì việc “nuôi bò vỗ bèo và bán bò thịt” trở nên hấp dẫn hơn nhờ nhu cầu đang rộng mở.

“Từ hiệu quả của nghề “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt”, địa phương sẽ tập trung hỗ trợ một phần chi phí thức ăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) để khuyến khích nông dân đầu tư.

Từ nghề “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt”, địa phương xem đó là nguồn lực quan trọng, giúp người dân giảm nghèo bền vững, tăng tỷ lệ hộ khá và giàu trên địa bàn của xã” – ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã An Nông, cho biết.


Chim Két Tàn Phá Bắp Ở Gia Lai Chim Két Tàn Phá Bắp Ở Gia Lai Phú Yên Đổ Xô Đi Cắt Gốc Rạ, Mua Rơm Khô Nuôi Bò Phú Yên Đổ Xô Đi Cắt Gốc Rạ,…