Nuôi cua Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất tốt

Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất tốt

Tác giả Hạnh Chi, ngày đăng 22/12/2017

Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất tốt

Cua biển có hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin nên giá bán rất cao. Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất cao giúp bà con ngư dân vùng biển xóa đói giảm nghèo.

Nuôi cua biển trong ao đất nếu đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao. Ảnh minh họa

Ao nuôi

Ao nuôi cua thường rộng khoảng 5.000m2, có cống cấp và thoát nước riêng. Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét, không có qúa nhiều bùn nhão, lớp bùn <20cm, pH từ 7.5-8.2 và độ mặn từ 10-25‰. Đào mương sâu 0,5-0,7m từ cống này đến cống bên kia. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Trong ao tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10-100 m2 tuỳ diện tích ao. 

Tháo cạn nước và bón vôi với lượng bón khoảng 6kg/100m2. Phơi nắng 5-10 ngày cho đáy ao đến khi nứt nẻ. Tiến hành thả chà và lấy nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 - 0,8m. Chà được làm bằng các loại cành cây như: bần, đước... được phơi khô và bó lại thành bó. 

Gây màu nước bằng phân urê: 2kg/1000m2, NPK (20:20:0): 2kg/1000m2. Ngoài ra có thể dùng phân gà để bón cho ao. Phân được hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 -10h sáng. 

Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới ruồi bao quanh, đăng tre, ….Đăng,lưới chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 450, đăng phải cao từ 0.8-1m.

Thả giống 

Nguồn giống là nguồn cua sản xuất nhân tạo, cua bột có kích thước 0.5-0.7cm được ương lên giống 2-5cm, chất lượng tốt, đủ các phần phụ và mạnh khỏe. giống khỏe mạnh, đồng cỡ, màu sắc tươi sáng, không bệnh. Mật độ thả: cõ cua 1,5 - 2 cm thả 1con /m2. 

Nên thả cua vào buổi sáng, cua được thả đều khắp ao. Thả cua sát mép nước để cua tự bò xuống. Trước khi thả cần chú ý sự chênh lệch độ mặn, nếu độ mặn quá chênh lệch ta cần thuần hoá rồi mới thả. Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng).

Cho ăn 

Cua nuôi trong ao chủ yếu dựa vào thức ăn cung cấp hàng ngày, lượng thức ăn tự nhiên trong ao không có nhiều. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống : cá vụn, còng, ba khía, đầu cá … Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h.

Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.

Cua biển nuôi trong ao đất cho chất lượng cao đồng đều. 

Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Những cua lớn bị đói sẽ giết những cua nhỏ ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự  trữ. Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phơi khô. Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước vài chục phút cho cá mềm ra.

Chăm sóc, quản lý

Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao.

Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Khi thay nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm. Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt. Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.

Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua : cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Cho nên việc thay nước thường xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao : cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi.


Kỹ thuật nuôi cua đồng năng suất cho thu nhập cao Kỹ thuật nuôi cua đồng năng suất cho… Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi cua đồng cho năng suất cao Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi cua đồng…