Nuôi Dê Thoát Nghèo
Mô hình hỗ trợ nuôi dê theo chương trình giảm nghèo của tỉnh tại xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp không ít hộ vượt khó, thoát nghèo bền vững.
Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.
Đến nay, đàn dê đã tăng nhanh, cho thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng. Qua đó, giúp gia đình ông vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Ông Chí A Câu cho biết: “Từ 4 con dê ban đầu, đến nay tôi đã có trên 40 con, năm nào cũng có thu nhập ổn định”.
Tương tự, năm 2012 gia đình ông Ừng Cúng Pẩu cũng được hỗ trợ 4 con dê cái, gia đình vay tiền mua thêm 1 con đực về lai giống. Với tính cần cù, chịu khó, đến nay kinh tế gia đình ông ngày một khấm khá, hiện đàn dê của gia đình có 20 con. Theo tính toán của ông, từ nay đến cuối năm đàn dê sẽ sinh sản thêm 10 dê con. Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên từ mô hình này.
Từ năm 2009 đến nay, xã Cây Gáo là một trong những địa phương được tiếp nhận 2 chương trình nuôi dê giảm nghèo, gồm: Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo do tỉnh hỗ trợ và Chương trình 134 do Phòng Kinh tế huyện hỗ trợ cho gần 60 hộ. Theo bà Đào Thị Duyên, cán bộ làm công tác giảm nghèo xã, năm 2009 Cây Gáo có 106 hộ nghèo thì nay chỉ còn 45 hộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,23%. Trong đó, 100% số hộ nằm trong các chương trình được hỗ trợ nuôi dê đã thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ