Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm
Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu. Với những người bao năm gắn với nghề chế biến thủy sản ở Phổ Thạnh thì đây là quãng thời gian họ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mà nguyên liệu lúc có, lúc không.
Xưởng tiền tỷ phải bỏ hoang
Nằm ngay trong cảng cá Sa Huỳnh, cơ sở chế biến hải sản lớn nhất nhì Phổ Thạnh của ông Trần Thanh Trầm giờ cửa đóng then cài. Bên trong cơ sở, mái của nhà vòm sấy mực giờ đã bị tốc gần hết, bộ giá đỡ phơi thủy sản nay chỉ còn trơ lại những thanh tre mục. Kế đó là xưởng đông lạnh rộng hơn 2000m2 đông lạnh có trị giá đầu tư gần 3 tỷ đồng cùng hàng loạt các máy móc hiện đại khác như máy ép chân không… nay đã đóng một lớp bụi dày vì đã lâu không được vận hành.
Buồn rầu dẫn chúng tôi đi xem các kho đông lạnh có thể trữ hơn 6 tấn hải sản nhưng giờ trống hoác, ông Trầm cho biết. Trước đây, thời điểm này là lúc vào mùa nên ngày nào ông cũng nhập từ 6-8 tấn hải sản về sơ chế. Tuy nhiên, từ sau Tết cho đến nay, tàu cá rất ít khi về cảng vì sợ bị mắc cạn khiến cho việc tìm nguồn nguyên liệu chế biến trở nên khó khăn vô cùng. Vì thế, ông Trầm đành đóng cửa xưởng đông lạnh để tiết kiệm chi phí.
Xưởng đông lạnh với dàn máy móc hiện đại được ông Trầm bỏ vốn đầu tư xây dựng cách đây chưa đầy 2 năm. Nhưng mới chỉ đưa vào sử dụng được 1 năm thì đành đóng cửa vì khan cá. Bỏ ra 5 tỷ đồng để hiện đại hóa quy trình chế biến hải sản, những tưởng ông Trầm sẽ gặt hái được thành công khi “dám nghĩ dám làm”. Tuy nhiên, tâm huyết của ông đành tiêu tan khi nhà máy phải “đắp mền” chờ ngày cửa biển được thông luồng.
Sản xuất cầm chừng
Trước tình trạng bồi lấp ngày càng nghiêm trọng, ngư dân ngán ngẩm không neo tàu về bến mà tỏa ra các cảng khác trong tỉnh và tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam… khiến gần 30 cơ sở chế biến thủy sản tại Phổ Thạnh bị bế tắc về nguyên liệu.
Nghề chế biến hải sản khi còn ở thời hưng thịnh từng giải quyết việc làm cho từ 700-1.000 lao động tại địa phương. Nhưng hiện nay, các cơ sở chế biến chỉ còn sản xuất cầm chừng. Bà Lê Thị Mai, chủ cơ sở chế biến hải sản Thanh Mai buồn bã cho biết: “ Khi cửa Sa Huỳnh chưa bị bồi lấp, bình quân mỗi ngày cơ sở của tôi thu mua từ 10-12 tấn cá, mực. Mỗi ngày giải quyết cho từ 200-300 lao động.
Nhưng hiện giờ chỉ khi nào tìm được hàng thì tôi mới thuê từ 10-20 người”. Không tìm được nguồn hàng tại địa phương, bà Mai phải mua mực tận Đà Nẵng chuyển về. Mất chi phí vận chuyển (2 triệu đồng/tấn), nhưng không phải lúc nào cũng có hàng nên hiện nay bà Mai chỉ sản xuất nhỏ lẻ để giữ thương hiệu.
Chấp nhận mua nguyên liệu từ nơi khác với giá cao để duy trì nghề, mặc dù nằm ngay trong khu vực cảng biển với gần 1.000 chiếc tàu vươn khơi là một thiệt thòi đối với các cơ sở chế biến thủy sản ở Phổ Thạnh. Đó là chưa kể đến việc nghề chế biến thủy sản nơi đây bị “đứng bánh” kéo theo hàng trăm lao động, chủ yếu là người già và phụ nữ địa phương phải tự loay hoay tìm hướng mưu sinh.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ