Tôm càng xanh Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định

Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định

Tác giả Minh Châu, ngày đăng 05/02/2018

Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định

Tôm càng xanh là loài ít dịch bệnh, dễ nuôi, tuy nhiên đối với loài này, để đạt được hiệu quả kinh tế, khi chọn giống cần phải chú ý đến đặc điểm sinh trưởng theo giới tính.

Tôm càng xanh là loài dễ nuôi, ít bệnh dịch. Ảnh: Người lao động 

Tôm càng rất được ưa chuộng bởi các bà nội trợ vì thịt tôm chắc, dai, ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao. Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định. Theo các kỹ sư nông nghiệp, loài này có thể thả luân canh với các loại tôm khác để gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích ao nuôi. Do mỗi lần lột xác tôm càng xanh sẽ tăng trưởng kích thước và trọng lượng. Khi tôm đạt kích thước 35-40g thì có sự sinh trưởng khác nhau rõ rệt giữa con đực và con cáo, tôm đực sẽ sinh trưởng nhanh hơn và có thể đạt trong lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Vì vậy, mô hình nuôi tôm càng xanh đực sẽ cho hiệu quả kinh tế tối ưu hơn.

Theo y học cổ truyền, tính ôn, vị ngọt có tác dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, hóa ứ giải độc. Chủ yếu dùng cho các trường hợp thận hư liệt dương, không xuống sữa, đan độc, nhọt độc, lở chân...

Tập tính đặc biệt của tôm càng xanh

Tôm càng xanh thích nghi với phạm vi nhiệt độ rộng từ 18-38 độ C, tốt nhất từ 26-31 độ C. Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0-7%, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển. Tôm càng xanh thích ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như côn trùng, ốc, xác động vật khác... Ngoài ra, tôm có khả năng ăn những loại thức ăn chế biến và các loại như khoai mì, gạo tấm nấu chín, khoai lang, cơm dừa... tôm ăn mạnh vào buổi tối.

Với loài này, giai đoạn ấu trùng (khoảng từ 18-35 ngày) sau khi nở, tôm phải sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành tôm sống chủ yếu trong nước ngọt, nhưng có thể sống và sinh trưởng bình thường trong nước có độ mặn dưới 10 phần ngàn.

Chu kỳ lột vỏ tức thời giữa 2 lần lột vỏ liên tiếp nhau sẽ tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và môi trường..., tôm nhỏ có chu kỳ lột xác lớn hơn tôm lớn.

Nuôi tôm càng xanh trong ao đất

Chọn vị trí ao gần nguồn nước để tiện cấp và thay nước. Vét bùn đáy, vệ sinh xung quanh bờ, lấp các lỗ hang để không cho các loài giáp giác trú ẩn. bón vôi với liều lượng từ 7-10kg/m2, phơi nắng đến khi đáy ao nứt chân chim rồi cấp nước vào ao qua màn lưới lọc, giữ mức nước trong ao từ 0,8 - 1,2m. Sau khi cấp nước vào ao có thể gây màu nước để ao đủ dinh dưỡng, nhiều phiêu sinh vật rồi mới thả tôm giống vào nuôi.

Chọn tôm giống có độ dài từ 2 - 3cm để thả nuôi. Thả tôm càng xanh với mật độ từ 5 - 7 con/m2, có thể nuôi ghép với cá sặc rằn, cá mè trắng để tận dung thức ăn, giúp lọc nước ngăn ngừa tôm bị đóng rong, thiếu Oxy. Nên thả nuôi vào tháng 4-12 hàng năm.

Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh thường bị đóng rong do môi trường nước không đảm bảo, ao bị dơ, mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa tích tự đáy ao nhiều. Khi tôm mắc bệnh sẽ khó lột xác, chậm lớn. Để xử lý có thể dùng vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất tích tụ đáy ao, làm sạch nước.

Bệnh đốm đen cũng rất hay gặp trên tôm càng xanh, nguyên nhân bệnh là do tác động từ bên ngoài, do môi trường nhiều vi khuẩn hay nấm tấn công tôm làm xuất hiện các vết màu nâu hay đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm và các phụ bộ. Xử lý đốm đen có thể dùng các loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

Các loại bệnh khác: Bệnh phồng mang do ký sinh, đen mang, đỏ đuôi, mềm vỏ...cũng thường gặp trên tôm càng xanh, vì thế cần theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời.


Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch Tôm Càng Xanh Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường… Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng năng suất ương tôm càng xanh Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng…