Cá rô phi Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh

Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh

Ngày đăng 10/11/2015

Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh

Mô hình được thực hiện trong ao nuôi diện tích 3.000m2, sâu 1,4 m, được tiến hành bón vôi và giăng lưới ở khu vực giữa ao (10% diện tích ao).

Nước được lấy vào ao lắng, sau đó cấp vào đầy ao nuôi thông qua túi lọc, được xử lý chlorin nồng độ 30ppmvào buổi tối để diệt tạp và vi khuẩn.

Sau khi xử lý chlorin 7 ngày, tiến hành xử lý EDTA với liều lượng 2 – 3 kg/1.000m3 nước để khử kim loại nặng và độ cứng của nước ao.

Chạy quạt liên tục, đến ngày thứ 8 trở đi bắt đầu gây màu, bón men, kiểm tra môi trườngđể điều chỉnh cho phù hợp, từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu thả giống.

Giống cá rô phi được chọn là loại giống đơn tính, cỡ 60 – 80 con/kg, tôm sú chọn cỡ PL15, đã qua xét nghiệm PCR.

Thả cá rô phi trước khi thả tôm sú, mật độ 1 con/m2, trong khu vực giăng lưới.

Tôm sú thả với mật độ 25 con/m2.

Quá trình chăm sóc tuân theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, kiểm tra khi tôm được 31 ngày tuổi trở lên để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm nuôi.

Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và kịp thời xử lý.

Định kỳ từ 7 – 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như xác định trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Tăng cường bổ sung vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất cần thiết và có thể bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng tăng cường chức năng gan, giải độc gan… vào thức ăn cho tôm hàng ngày.

Theo tính toán, sau 4 tháng nuôi, tôm đạt tỷ lệ sống 85%, hệ số thức ăn 1,2, cỡ thu hoạch 30 con/kg, năng suất 7,08 tấn/ha.

Ngoài ra, áp dụng mô hình nuôi kết hợp này còn thu được một số lợi ích về môi trường như: màu nước ao nuôi ít thay đổi, pH ổn định, các khí độc không vượt quá ngưỡng cho phép; giảm 15 – 20% lượng thuốc và chế phẩm sinh học vì cá rô phi ăn cặn bã hữu cơ, thức ăn thừa nên nền đáy sạch, tôm không bị sốc nên hạn chế dịch bệnh, đồng thờităng thêm thu hoạch từ cá rô phi.

Sau một thời gian thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh nhận thấy việc nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cá rô phi là một hướng đi đúng trong bối cảnh nghề nuôi tôm trong tỉnh gặp khó khăn.

Đồng thời cũng đưa ra một số khuyến nghị khi thực hiện mô hình như: nên rào lưới với kích thước 2 – 2,5cm trong thời gian phơi ao sao cho chất thải dễ gom vào khu vực giữa ao; nên sử dụng lưới PA để tránh bị đóng rong trong quá trình nuôi; nên thả cá rô phi giống đơn tính cỡ từ 40 – 50 con/kg, diện tích nuôi cá chiếm 10 – 15% tổng diện tích ao nuôi.

Việc áp dụng phương pháp nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi cho năng suất cao, ổn định, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh, giảm thiểu dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và nhờ đó đầu ra cho tôm sú thuận lợi hơn về giá bán lẫn thị trường tiêu thụ.

Cần nhân rộng mô hình này tại các nơi có điều kiện tương tự về môi trường nuôi.


Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết… Quy trình phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè trên hồ thủy điện Sơn La Quy trình phòng trị bệnh cho cá rô…