Tin nông nghiệp Ớt trên đất phèn, hiệu quả 10 lần lúa

Ớt trên đất phèn, hiệu quả 10 lần lúa

Tác giả Minh Đảm, ngày đăng 04/10/2019

Ớt trên đất phèn, hiệu quả 10 lần lúa

Nhiều nông dân vùng Đồng Tháp Mười mạnh dạn chuyển đổi sang trồng ớt, cho thu nhập gần 500 triệu đồng/ha/năm.

Nông dân phấn khởi vì ớt trúng mùa được giá.

Hiện nay, nông dân vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi vì lần đầu tiên cây ớt trồng nơi đất nhiễm phèn này trúng mùa, trúng giá, bội thu.

Qua thử nghiệm, nhiều nông dân Tân Phước mạnh dạn chuyển dần từ trồng cây tràm, khoai mỡ, lúa hay một số loại hoa màu khác kém hiệu quả sang trồng cây ớt thương phẩm. Đến nay, đã có gần 100 ha cây ớt, tập trung nhiều ở các xã: Tân Hòa Thành, Tân Hòa Đông, Phú Mỹ, Tân Hòa Tây…

Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và chọn giống ớt chất lượng cao nên vụ ớt này, nông dân trúng mùa, trúng giá. Ở thời điểm hiện tại giá trái ớt trên 40.000 đồng/kg. Cá biệt, giống ớt Sen Hồng SH 135 cho trái to, đạt năng suất đến 40 tấn/ha/năm.

Đặc biệt, giá ớt hiện tăng đến trên dưới 70.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế cao gần 10 lần so với trồng lúa và gấp 5-7 lần so với các loại hoa màu khác. Theo nông dân địa phương, cây ớt rất thích nghi với đất đai vùng Đồng Tháp Mười và đầu ra ổn định. Mỗi ha đất trồng ớt, cho thu nhập gần 500 triệu đồng/năm.

Hiện cây ớt cho thu nhập gần 500 triệu đồng/ha/năm.

Ông Phạm Văn Nâu, nông dân xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước trồng 02 công đất giống ớt SH 135 cho biết: giống ớt này có nhiều ưu điểm có thể nhân rộng như: trái to, năng suất cao gần 2 lần so với các giống ớt truyền thống, trái đẹp, thẳng.

Ông Cao Đình Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Giống cây trồng Sen Hồng cho biết: Thời gian qua, đơn vị cung ứng cho nông dân nhiều loại ớt. Trong đó, Sen Hồng SH 135 là giống mới đã được thực nghiệm và trồng đạt kết quả cao. Hiện tại, nông dân nhiều tỉnh vùng ĐBSCL nhờ trồng ớt trên vùng đất phèn đã vươn lên khá giả.


Nông dân Long An trồng thanh long công nghệ cao Nông dân Long An trồng thanh long công… Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng