Phân bón phù hợp vùng lúa tôm
Lợi nhuận trên 1 vụ ở vùng luân canh tôm lúa thường cao nhưng do dinh dưỡng, độ mặn khác nhau nên không thể áp dụng một công thức canh tác chung.
So với vùng chuyên canh lúa, thì tỷ lệ lợi nhuận mà người nông dân trồng lúa thu được trên 1 đơn vị diện tích trên 1 vụ ở vùng luân canh tôm lúa cao hơn 2 lần, ít nhất đạt 60%-70%. Lợi nhuận cao do chi phí đầu tư rất thấp.
Tuy nhiên, tất cả những ruộng tôm lúa đều có những điều kiện dinh dưỡng, độ mặn khác nhau nên thường là không thể áp dụng một công thức, quy trình bón phân chung.
Với vùng luân canh lúa tôm, hiện nay, việc sản xuất lúa trên đất nuôi tôm hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, đặc biệt là lượng mưa.
Vì thế, tùy theo lượng mưa phân bố hằng năm mà nhà nông bố trí sản xuất sao cho phù hợp. Đây là mô hình sản xuất được xem là khá bền vững, bởi ngoài việc tự túc được lương thực tại chỗ thì cây lúa còn có khả năng cải tạo môi trường rất hiệu quả, có thể hấp thu các chất thải độc hại và cách ly mầm bệnh cho vụ tôm nuôi tiếp theo.
Những phế phẩm của cây lúa (rơm, rạ…) khi phân hủy sẽ tạo thành nguồn thức ăn tự nhiên giúp cho tôm phát triển tốt. Đầu tư phân bón và thuốc BVTV rất thấp.
Thống kê cho thấy, tỷ suất đầu tư về phân bón vùng chuyên canh lúa chiếm 30%, thuốc BVTV chiếm 11%, nhưng với vùng tôm lúa lượng phân bón và thuốc BVTV chỉ trong khoảng 10-15%. Bà con chủ yếu sử dụng giống lúa chịu mặn, ngắn ngày, và bón phân đơn, thiếu các chất trung, vi lượng nên phẩm chất gạo thường không cao, giá bán thấp so với các vùng chuyên canh.
Do đó, để nâng cao giá trị cho vùng lúa tôm nói riêng, vùng liền kề, sản xuất 2 vụ lúa nói chung, bà con nên chọn giống lúa đặc sản phù hợp, thị trường ưa chuộng như ST24, ST25, đồng thời sử dụng qui trình canh tác thông minh, bón phân cân đối, chọn các dòng sản phẩm chuyên dùng phù hợp với đồng đất vốn chịu nhiều tác động của mặn, nhưng vẫn giữ được môi trường bền vững.
Đặc thù của những vùng lúa tôm và khu vực liền kề sản xuất 2 vụ lúa là thường bị nhiễm mặn hàng năm.
Vì vậy, bà con nông dân cần phải có biện pháp rửa mặn hiệu quả và áp dụng một số biện pháp, kỹ thuật canh tác hợp lý. Nên bố trí rửa mặn ngay từ đầu mùa mưa đến khi gần thời vụ gieo sạ lúa, bảo đảm độ mặn giảm dưới 2‰ mới tiến hành sạ hoặc cấy.
Trồng lúa trên đất nuôi tôm không cần làm đất:
Công tác chủ yếu là dọn sạch cỏ dại trên mặt ruộng, nếu áp dụng phương pháp sạ bà con nên rút cạn nước để sạ gát với mật độ sạ từ 80 - 100 kg giống/ha. Nếu áp dụng phương pháp cấy, tuổi mạ cấy từ 30 - 35 ngày, mật độ cấy từ 7 - 9 cây/tầm. Sau khi tiến hành gieo cấy cần giữ mực nước ổn định thường xuyên trên ruộng, tránh để ruộng bị khô hạn sẽ bị hiện tượng mao dẫn mặn lên mặt đất, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Nếu thời tiết có mưa nhiều có thể tiếp tục tận dụng nước mưa để tháo rửa mặn, giúp lúa phát triển tốt và cho năng suất cao, đồng thời hạn chế bớt thiệt hại khi lúa gặp nắng hạn.
Về khâu bón phân cho lúa:
Theo các nhà khoa học khuyến cáo ở thời điểm đầu vụ, trước khi gieo sạ, bà con có thể bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha, kết hợp sạ thưa, sạ hàng, 80kg/ha. Giai đoạn bón thúc, nông dân chỉ cần sử dụng 1 loại phân bón chuyên dùng cho vùng lúa tôm cho cả vụ, với tỉ lệ NPK cân đối là 21-10-10 có bổ sung trung vi lượng. Theo đó:
- Ở đợt bón thúc lần 1, 8-10 ngày sau sạ, bón Đầu Trâu lúa tôm, lượng bón 80-120kg/ha, cho vùng 2 vụ lúa; vùng lúa trồng trên đất nuôi tôm không cần bón thúc lần 1, chỉ cần bón lót trước khi gieo sạ là đủ.
- Ở giai đoạn bón thúc lần 2, 18-20 ngày sau sạ, bón Đầu Trâu lúa tôm, lượng bón 80-150kg/ha. Chú ý, đây là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh và nuôi chồi hữu hiệu, việc bón thúc này rất quan trọng, đặc biệt với nền đất nuôi tôm.
- Giai đoạn bón thúc 3, đón đòng: Xác định thời điểm bón là lúc cây lúa có tim đèn. Vì vậy, bà con bón theo qui luật không ngày, không số, chỉ bón khi thăm đồng, xác định tim đèn 1-3mm, mới tiến hành bón phân Đầu Trâu lúa tôm. Thường sẽ xuất hiện 3 trường hợp, bà con cần chú ý.
+ Trường hợp 1: lúa có tim đèn nhưng biểu hiện lá lúa chuyển màu vàng chanh thì lượng bón là 100kg/ha;
+ Trường hợp 2: lúa có tim đèn nhưng vẫn còn xanh, bà con cần giảm lượng phân, chỉ bón 50kg/ha+50 kg kali;
+ Trường hợp 3: lúa có tim đèn nhưng vẫn còn xanh đậm thì bà con chỉ bón kali, lượng bón 50-70 kg/ha.
- Riêng những giống lúa dài ngày, vào giai đoạn cong trái me, tức còn 20 ngày nữa thu hoạch, 3 lá lúa trên cùng có biểu hiện vàng, bà con cần bón rước hạt, với lượng bón 3-4kg Đầu Trâu lúa tôm cho 1 công.
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động đến quá trình canh tác lúa của bà con. Với những vùng ven biển, chịu tác động thường xuyên của mặn sản xuất lúa ngày một khó khăn hơn. Để bảo đảm sản xuất thành công ở những khu vực khó khăn này nói chung, sản xuất theo mô hình tôm - lúa nói riêng, bà con cần phải có biện pháp rửa mặn hiệu quả, kết hợp qui trình bón phân cân đối, tạo môi trường bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ