Tôm thẻ chân trắng Phân hủy hữu cơ trong nuôi trong thủy sản

Phân hủy hữu cơ trong nuôi trong thủy sản

Ngày đăng 01/07/2015

Phân hủy hữu cơ trong nuôi trong thủy sản

Trong đó, nguồn nước ao nuôi trở dần từ màu xanh đậm sang nâu sậm hoặc đen. Nước đặc quánh, có mùi tanh, hôi, khai. Trên tầng mặt xuất hiện nhiều váng bọt, đôi khi có mùi trứng thối. Các lọai thủy thực vật như lục bình, rong, bèo, tảo phát triển qúa mức dẫn đến tàn úa, phân hủy. Vật nuôi thủy sản tập trung mật độ cao trên mặt nước trong khỏang thời gian kéo dài từ 11h đêm đến 7h sáng. Các thông số môi trường quan trọng như oxy, nhiệt độ, độ phèn (pH) thay đổi liên tục theo chiều hướng bất lợi cho cá nuôi. Hàm lượng các chất độc hại như khí Amoniac ( NH3), Nitríc ( NO2), Sulfuahydro ( H2S) tăng cao gấp nhiều lần so với mức độ cho phép.

Cá nuôi  phải liên tục điều tiết trước những thay đổi trên, hậu quả là gây sốc cho cá. Nguyên nhân gây ra quá trình phân hủy là do nguồn nước cấp thay cho ao nuôi. Trong quá trình di chuyển qua các vùng ô nhiễm hoặc bản chất nguồn nước lấy vào ao nuôi có quá nhiều chất phù sa, chất lơ lửng, chất trầm tích, chất thải lắng tụ… đây là các nguyên liệu cần thiết cho phản ứng phân hủy. Qúa trình cải tạo, nạo vét, trước mỗi đợt nuôi xử lí thực hiện qúa sơ sài, chừa lớp bùn qúa dày là điều kiện thuận lợi cho phân hủy hữu cơ sảy ra.

Trong qúa trình nuôi, người nuôi sử dụng một cách lạm dụng phân, vôi, thuốc, hóa chất, chế phẩm. Gây ra sự tích tụ dần với số lượng tăng cao qua mỗi ngày nơi đáy ao, hồ nuôi, đây là các nguyên liệu tốt cho họat động phân hủy hữu cơ. Cho ăn quá nhiều thức ăn, dẫn đến dư thừa, ôi thiêu, phân hủy, kết hợp với phân của vật nuôi thủy sản, xác cá tôm chết, nước tiểu chúng thải ra, xác các thực vật tàn úa gây rã, thối. Tất cả những chất trên lắng tụ nơi đáy ao, làm cho phân hủy hữu cơ xảy ra nhanh, nhiều, liên tục. Như vậy, ảnh hưởng cụ thể của phân hủy hữu cơ xảy ra khi có các nguyên liệu trên, có các chất xúc tác, các chất hỗ trợ như nhiệt độ, oxy. Do vậy trong ao, đặc biệt là khu vực đáy ao luôn có nhiệt độ cao, nhiều năng lượng, gây ra sự chênh lệch nhiệt độ với các khu vực khác trong ao.

Oxy trong ao, đặc biệt là khu vực đáy ao luôn dưới ngưỡng giới hạn và thiếu trầm trọng, do oxy đã được sử dụng trong các phương trình phân hủy, gây thiếu oxy cục bộ. Thiếu oxy gây ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình hô hấp của vật nuôi thủy sản. Vật nuôi thủy sản tự điều chỉnh bằng cách di chuyển lên tầng mặt, tập trung số lượng lớn các cá thể, cạnh tranh oxy quyết liệt, dẫn đến hiện tượng chết do ngộp nước, thiếu dưỡng khí. Do không đủ lượng oxy cần thiết, nên tảo trong ao, hồ không thể thực hiện được phản ứng quang hợp, phương trình quang hợp bị gián đọan liên tục, tảo tàn dần và gia giảm mật độ.

Màu nước xấu dần và mức độ ô nhiễm tăng cao. Tảo tàn, ngòai việc lắng tụ xuống đáy tham gia phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm, ao nuôi mất dần vai trò lọc sinh học tự nhiên của tảo, nên hàm lượng các chất độc hại tăng cao dần và vượt ngưỡng cho phép chịu đựng của cá nuôi, gây ra các sốc hóa học rất xấu đối với cá nuôi. Hàm lượng các chất độc hại như khí Amoniac ( NH3), Nitríc ( NO2), Sulfuahydro ( H2S) tăng cao gấp nhiều lần so với mức độ cho phép, những chất này là sản phẩm được tạo ra từ phân hủy hữu cơ, và sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp trong ao tảo bị tàn.

Biện pháp nào để khắc phục quá trình phân hủy hữu cơ theo hướng chủ động, đầu tiên đó là thay nước, chủ yếu thay nước đáy, lượng nước được thay chiếm từ 1/3-1/2. Sau thay nước là công tác bón vôi, thường dùng trong trường hợp này là vôi zeolite, định kỳ cứ 3-5 ngày tiến hành bón vôi 1 lần. Nhanh chóng gây nuôi lại tảo bằng các loại phân chuồng hoai, lượng dùng từ 25-30kg/100 m2. Hoặc dùng phân vô cơ như DAP lượng từ 300-500g/100 m2. Dùng hỗ trợ thêm các chế phẩm sinh học, đặc biệt là các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các chủng loại vi sinh vật hữu ích.

Tham gia hấp thu, phân hủy, phân giải các chất độc hại, chuyển hoá thành những chất ít hoặc không độc hại. Phân hủy hữu cơ là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong các ao, hồ nuôi thủy sản. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và tác hại của quá trình này lệ thuộc rất nhiều vào qúa trình quản lí, chăm sóc. Nếu có sự chủ động trong việc phòng ngừa, làm giảm các tác hại theo hướng tích cực, thì hạn chế tối đa những tác động. Vấn đề sẽ trở nên trầm trọng nếu luôn bị động trước những thay đổi, diễn biến phức tạp của ao nuôi. Trong quá trình nuôi cá nên chủ động theo dõi chặt các diễn biến, can thiệp kịp thời, đúng lúc.

Tags: phan huy huu co, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, tao oxy cho ao nuoi, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng các loại vôi trong nuôi trồng… Quy trình kỹ thuật nuôi cua biển Quy trình kỹ thuật nuôi cua biển