Phát triển mạnh mô hình nuôi ốc cháy
Sau khi đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng để kết một bè nuôi ốc cháy có diện tích từ 60 đến 80m2, hộ nuôi sử dụng những chất liệu có độ nhám cao, như lốp xe cũ, lưới mùng, mảnh tôn treo móc vào bè nuôi. Khi có nguồn nước lợ hợp lý, ốc cháy ngoài tự nhiên sẽ đeo bám vào đó sinh trưởng.
Do chi phí vật tư thấp, nguồn con giống cũng như thức ăn cho vật nuôi không cần đầu tư, nên hiện nay đã có hơn 12 hộ gia đình ở các xã An Cư, An Hiệp (huyện Tuy An) kết bè để nuôi ốc cháy trong đầm Ô Loan.
Ốc cháy là đối tượng thủy sản chỉ ăn các loại phù du, vi sinh vật bẩn, nên góp phần làm sạch môi trường nguồn nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng của ốc cháy khá nhanh, chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi đeo bám vào bè là cho thu hoạch. Hiện ốc cháy tiêu thụ khá mạnh, được các thương lái về đây mua gom sau đó bán lại để làm thức ăn cho tôm hùm nuôi.
Mỗi kg ốc cháy bán tại chỗ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng, tùy theo kích cỡ của ốc cháy. Mỗi bè nuôi có diện tích 60m2 có thể cho thu nhập mỗi hộ nuôi hơn 12 triệu đồng/vụ. Đây là nguồn thu nhập đáng kể so với đầu tư thả nuôi các đối tượng thủy sản khác trên đầm Ô Loan vào thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ