Mô hình kinh tế Phát Triển Nông Nghiệp Vùng ĐồngBằng Sông Cửu Long Đầu Tư 3 Sản Phẩm Mũi Nhọn

Phát Triển Nông Nghiệp Vùng ĐồngBằng Sông Cửu Long Đầu Tư 3 Sản Phẩm Mũi Nhọn

Ngày đăng 21/05/2014

Phát Triển Nông Nghiệp Vùng ĐồngBằng Sông Cửu Long Đầu Tư 3 Sản Phẩm Mũi Nhọn

Làm thế nào để tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới là đề tài xuyên suốt tại Hội thảo “CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL - 30 năm nhìn lại”.

Làm thế nào để tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới là đề tài xuyên suốt tại Hội thảo “CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL - 30 năm nhìn lại” do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Thành ủy Cần Thơ tổ chức ngày 20.5.

Gia tăng giá trị sản xuất

Sau 30 năm đổi mới, ĐBSCL ngày càng khẳng định vị thế đứng đầu trong việc bảo đảm an ninh lương thực, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Theo đó, khu vực này chiếm tới 33,2% gía trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Ông Hồ Việt Hiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Thời điểm năm 1968, An Giang phải đứng trước nguy cơ thiếu lương thực, hộ nghèo cao, nhưng đến năm 2013, sản lượng lúa của tỉnh đã đạt gần 4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch lớn, ngoài nông, lâm, thủy sản thì dịch vụ cũng rất phát triển và đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh”.

Cũng theo ông Hiệp, có được kết quả trên là nhờ An Giang đã quan tâm và sớm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất; xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong nội đồng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Đến nay, An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa gạo, cá tra, ba sa, tôm càng xanh đứng đầu cả nước.

Ông Phạm Văn Quỳnh - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ cũng cho biết: “Từ năm 1986 - 2013, sản lượng lúa của Cần Thơ tăng liên tục, gấp hơn 3 lần so với những năm đầu đổi mới. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực vượt khó của người dân, kết quả phối hợp nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới năng suất cao của ngành nông nghiệp địa phương, Viện Lúa ĐBSCL, Đại học Cần Thơ…, trong đó có nhiều mô hình sản xuất tiên tiến cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm”.

Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL vẫn còn một số hạn chế khi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; đời sống người dân nhiều nơi còn nghèo. Kinh tế vùng nông thôn vẫn mang nặng tính thuần nông, quy mô sản xuất nhỏ.

Mặc dù nông dân sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng lại phân tán, manh mún, chưa gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ nên thường xuyên lâm vào cảnh được mùa rớt giá. Tăng trưởng của nông nghiệp thời gian qua chủ yếu nhờ vào việc mở rộng diện tích, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu… mà chưa thể hình thành được nền nông nghiệp cao theo hướng hàng hóa...

Tập trung phát triển cánh đồng lớn

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ĐBSCL là vùng trọng điểm về nông nghiệp nhưng mức đầu tư cho vùng còn thấp, do vậy hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; công nghệ chế biến lạc hậu, giá thành cao, tỷ lệ hao hụt, thất thoát sau thu hoạch còn lớn.

Ngoài ra, những bất cập trong cơ chế chính sách cho nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến sức hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước…

Hàng năm, ĐBSCL đóng góp 22% GDP của cả nước; sản xuất hơn 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu; sản xuất 58% sản lượng thủy sản và đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước; cung cấp 70% lượng trái cây.

GS-TS Bùi Chí Bửu - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam nói: “Công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản của chúng ta hiện vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và chưa có giải pháp tốt về thị trường, khiến người nông dân phải hứng chịu nhiều rủi ro, thu nhập thấp.

Do đó, cần đầu tư mạnh hơn cho nghiên cứu KHCN, tiếp tục đầu tư thủy lợi, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất để tăng năng suất và sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, cũng cần phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới với các mô hình VietGAP, GlobalGAP...”.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, vùng ĐBSCL cần tập trung phát triển mô hình cánh đồng lớn, mô hình này thời gian qua đã góp phần thực hiện tất cả các nội dung, mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp như sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

Để nhân rộng được mô hình này, nhiều đại biểu đều đề xuất tạo điều kiện cho người dân tích tụ ruộng đất một cách hợp lý, tăng cường mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.

Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) nêu ý kiến: “Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, Chính phủ cần ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng là lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái. Ngoài ra, cần tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, khai thông các kênh tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các sản phẩm mũi nhọn này”.


Tăng Trưởng Nông Nghiệp Sụt Giảm Mạnh Tăng Trưởng Nông Nghiệp Sụt Giảm Mạnh Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái…