Tin nông nghiệp Phổ biến mô hình tưới ngập khô xen kẽ

Phổ biến mô hình tưới ngập khô xen kẽ

Tác giả Hưng Phú, ngày đăng 30/09/2019

Phổ biến mô hình tưới ngập khô xen kẽ

Trước tình hình thiếu nước canh tác lúa do hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên, từ năm 2011-2014, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện mô hình tưới ngập khô xen kẽ trên đất lúa (AWD).

Nông dân Năm Huỳnh ở Bạc Liêu áp dụng kỹ thuật AWD lúa trúng mùa, chắc hạt.

Đây là một trong những mô hình canh tác lúa thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu. Hơn 6 năm qua giải pháp trồng lúa tiết kiệm tưới đã chứng minh hiệu quả. Mô hình SX hiệu quả, ngày càng phổ biến, nhân rộng.

Anh Nguyễn Hồng Khiêm, cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV Bạc Liêu cho biết: Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trên đất lúa được Chi cục phối hợp với dự án GIZ (Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức) và Sở NN-PTNT Bạc Liêu thực hiện. Tổng số có 30 mô hình trình diễn và 41 lớp tập huấn hơn 1.400 nông dân tham gia tại 5 huyện: Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Hòa Bình, Vĩnh Lợi. Bắt đầu từ vụ lúa ĐX 2011-2012 đến vụ ĐX 2013-2014. Mỗi điểm trình diễn ruộng mô hình 1 ha và ruộng đối chứng 1 ha trên đất cánh tác 3 vụ lúa/năm. Nông dân nhận thấy SX có hiệu quả, giảm chi phí tự nguyện tham gia SX tăng dần lên đến 670 ha.

Ông Nguyễn Hoàng Hương, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Hưng bên ruộng lúa áp dụng kỹ thuật AWD.

Tỉnh Bạc Liêu có vùng canh tác lúa phía Bắc quốc lộ 1A, phần lớn đồng đất luôn thiếu nước, bắt đầu từ tháng 2 trong năm trở đi. Riêng năm 2016 thời tiết khô hạn cực đoan, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây thiệt hại hơn 1.000 ha lúa. Điều đáng nói là từ khi nông dân bắt tay tham gia mô hình đã nhanh chóng lan rộng. Từ 30 hộ nông dân nòng cốt ban đầu làm mô hình trình diễn đến nay đã có trên 1.200 hộ.

Nông dân chính là người am hiểu ruộng lúa vườn nhà của mình nhất. Do đó qua thực hành theo phương pháp tưới ngập khô xen kẽ, nhiều nông dân cho biết dễ làm. Đầu tiên cải tạo đồng ruộng, san lấp mặt ruộng, mương cấp-thoát nước và lắp ống đo nước ở những vị trí trên phần đất cao, gò đất và nơi thấp là vùng trũng. Chi phí đầu tư ống nhựa PVC không đáng kể nhưng hiệu quả SX mang lại thuyết phục.

Cán bộ nông nghiệp Bạc Liêu hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa.

Theo anh Khiêm, theo tập quán canh tác cũ để SX ra 1 kg lúa cần tưới tiêu khoảng 4.000-5.000 lít nước. Nhưng áp dụng theo phương pháp tưới ngập khô xen kẽ cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây lúa trong các giai đoạn sinh trưởng chỉ cần khoảng 3.000 lít nước. Bên cạnh đó nông dân cần áp dụng thêm gói giải pháp kỹ thuật 1 phải 5 giảm. Kết quả ghi nhận rõ nhất là vào giai đoạn lúa trổ bông cấp nước kịp thời, lúa trổ đều, đồng loạt, chắc hạt, đảm bảo năng suất cao.

Nông dân Năm Huỳnh (Nguyễn Văn Huỳnh) ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi chia sẻ, phương pháp tưới ngập khô xen kẽ đem lại lợi ích lớn. Đó là cấp nước đủ và đúng vào giai đoạn cần nhất cho cây lúa nên không lãng phí nguồn nước và bơm cấp nước dư thừa.

Cùng với các biện pháp thâm canh tổng hợp, từ 6 năm qua nhà anh SX lúa 3 vụ/năm trên 2,2 ha đất lúa, vụ nào cũng trúng mùa. Tùy theo thời giá thị trường lúa tươi vào thời điểm thu hoạch, mức lãi thu được cao nhất 3 triệu đồng/công, thấp nhất (do giá lúa thấp) cũng trên 1 triệu đồng/công.

Ông Nguyễn Hoàng Hương, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng nhận xét: “Tưới ngập khô xen kẽ phù hợp trong canh tác đất lúa 3 vụ rất hiệu quả. HTX Nam Hưng trước có 40 xã viên đến nay tăng lên 67 xã viên với gần 100 ha. Tất cả đều ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh, chất lượng lúa tốt. Từ đầu vụ HTX và DN kinh doanh lúa gạo ở Sóc Trăng đã ký hợp đồng liên kết SX, tiêu thụ.


Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 1-7/10) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong… Trồng sen Nhật kết hợp với nuôi cá rô Tổng Trường cho thu nhập cao tại Ninh Bình Trồng sen Nhật kết hợp với nuôi cá…