Phòng bệnh đậu cho bồ câu - cách sát trùng chuồng nuôi nhốt chim bồ câu
Chăn nuôi chim bồ câu, ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì việc vệ sinh ổ đẻ cho chim bồ câu là hết sức quan trọng.
Bạn đọc Nguyễn Xuân Thắng ở Hưng Yên hỏi: Tôi đang nuôi 30 cặp bồ câu Pháp mô hình nuôi nhốt. Tôi vệ sinh, thu dọn chuồng trại và thường xuyên rắc vôi bột mà chim non con nào cũng bị bệnh đậu và có nhiều con mạt bâu bám trên phân chim. Tôi muốn phun thuốc sát trùng chuồng trại mà chưa biết dùng loại thuốc nào.
Xin chuyên gia tư vấn nên dùng thuốc nào diệt mầm bệnh và những con mạt đó? Các bước sát trùng như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo như anh mô tả, chim bồ câu của anh đã bị mắc bệnh đậu và có nhiều con mạt trên phân chim. Chuồng trại anh đã vệ sinh thường xuyên và rắc vôi bột là tốt cho việc vệ sinh, sát trùng.
Tuy nhiên trong chăn nuôi chim bồ câu nói chung, phòng bệnh đậu cho bồ câu nói riêng, ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì việc vệ sinh ổ đẻ cho chim bồ câu là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn nuôi chim non vì trong giai đoạn này, chim non nằm tại ổ và chim bố mẹ mớm sữa và thức ăn cho chim non, phân thải trực tiếp tại ổ đẻ.
Do đó ổ đẻ phải có rơm khô lót ổ và thường xuyên phải thay lớp lót ổ này 2 lần/1 tuần. Nếu lớp lót ổ này không khô ráo, dính nhiều phân tạo nên độ ẩm cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu hè nhiệt độ, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện virus gây bệnh đậu và bọ mạt phát triển.
Phun thuốc sát trùng cho chuồng trại phòng bệnh đậu cho bồ câu
Anh có thể dùng một trong các loại thuốc sát trùng phổ biến sau: VikonS, Benkocid, Chloramin B, Iodine, liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi phun thuốc sát trùng cần dọn sạch phân, rác trên nền chuồng, sau đó mới phun thuốc sát trùng. Định kỳ 2 tuần phun một lần.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ