Quy Hoạch Phát Triển Cây Trôm
Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...
Trôm... phủ xanh đồi trọc
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong, đến nay toàn huyện có trên 337 ha cây trôm, do 326 hộ trồng. Trong đó, tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Hảo 287,64 ha/238 hộ, Vĩnh Tân: 47,49 ha/83 hộ và Phong Phú khoảng 2 ha.
Một trong những hộ đầu tiên đầu tư trồng cây trôm ở Vĩnh Hảo là gia đình anh Trịnh Toàn ở xóm 1A, thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo. Anh Toàn cho biết, gia đình anh bắt đầu trồng thử 2 ha trôm với mật độ 1.000 cây/ha, vốn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng/ha. Với nền đất ở khu vực Nha Lư đầy sỏi đá, không phải chăm sóc gì nhiều, nhưng trôm vẫn phát triển tốt. Đến năm thứ ba, thứ tư, trôm bắt đầu cho thu hoạch mủ.
Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, đến nay gia đình anh Toàn đã có gần 50 ha trôm, trong đó có gần 30 ha đã cho mủ. Từ mô hình thực tiễn này, nhiều hộ xung quanh bắt đầu phát triển và mở rộng diện tích cây trôm ra các vùng khác.
Theo một số nông dân trên địa bàn, cây trôm có thể cho thu nhập 24 triệu đồng/ha/năm. Đây là mức thu nhập khá cao so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất không chủ động nước tưới. Qua đó, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập. Mặt khác, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Nhất là những công việc như đục lỗ, lấy mủ hàng ngày, khử tạp chất trong mủ... rất phù hợp với lao động nữ. Ngoài ra, loại cây này còn làm tăng độ che phủ rừng; tận dụng được những diện tích đất đồi, gò bị bỏ hoang trước đây do không chủ động nước tưới tại Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân như vùng Gò Sạn, Láng Lớn, Rẫy Cọc...
Tìm hướng phát triển
Hiện ở Tuy Phong có một cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm mủ trôm là Công ty TNHH mủ trôm Liên Hảo. Đây là doanh nghiệp chuyên chế biến mủ trôm khô, đóng gói thành phẩm dùng làm nước giải khát. Ngoài ra còn có trên 30 hộ chuyên thu mua sản phẩm mủ trôm để tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Được biết, hiện giá mủ trôm tươi trên địa bàn có giá từ 50 – 80 ngàn đồng/kg; mủ trôm khô có giá từ 120 ngàn đến 180 ngàn đồng/kg (tùy loại).
Ông Nguyễn Trung Thông - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong cho biết: “Để tiếp tục đưa cây trôm trở thành cây trồng lợi thế tại địa phương, huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch phát triển loại cây này.
Trước mắt, chú trọng mở rộng diện tích ở những vùng đất có nguồn nước tưới bổ sung, nhưng là đất sỏi không trồng được các cây trồng khác. Đặc biệt huyện không khuyến khích nông dân trồng cây trôm ở những diện tích cây lúa, cây màu có giá trị kinh tế cao. Nếu trồng để khai thác mủ thì phải có hệ thống tưới bổ sung như đào ao, giếng, suối.
Ngược lại trên những vùng không có hệ thống tưới bổ sung trong mùa nắng thì cũng có thể trồng cây trôm với mục đích phủ xanh đất trồng và trồng lấy gỗ; có thể sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp như chăn nuôi bò, dê dưới tán cây…”
Mặt khác, ngành nông nghiệp huyện cũng tiếp tục xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, khai thác hợp lý. Cụ thể, trên cơ sở kỹ thuật bà con hiện đang sản xuất, sẽ điều chỉnh lại một vài công đoạn như mật độ cây trồng, kỹ thuật bón phân, làm cỏ, tưới nước để đưa ra quy trình sản xuất hợp lý nhất.
Đồng thời, nghiên cứu cách bảo quản mủ trôm, nhất là cách bảo quản mủ trong mùa mưa để cân đối cung - cầu; hướng đến xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý mủ trôm Tuy Phong, gắn với tăng cường quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ mủ trôm; từng bước đa dạng hóa sản phẩm từ cây trôm, mủ trôm.
Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...
Trôm... phủ xanh đồi trọc
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong, đến nay toàn huyện có trên 337 ha cây trôm, do 326 hộ trồng. Trong đó, tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Hảo 287,64 ha/238 hộ, Vĩnh Tân: 47,49 ha/83 hộ và Phong Phú khoảng 2 ha. Một trong những hộ đầu tiên đầu tư trồng cây trôm ở Vĩnh Hảo là gia đình anh Trịnh Toàn ở xóm 1A, thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo. Anh Toàn cho biết, gia đình anh bắt đầu trồng thử 2 ha trôm với mật độ 1.000 cây/ha, vốn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng/ha.
Với nền đất ở khu vực Nha Lư đầy sỏi đá, không phải chăm sóc gì nhiều, nhưng trôm vẫn phát triển tốt. Đến năm thứ ba, thứ tư, trôm bắt đầu cho thu hoạch mủ. Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, đến nay gia đình anh Toàn đã có gần 50 ha trôm, trong đó có gần 30 ha đã cho mủ. Từ mô hình thực tiễn này, nhiều hộ xung quanh bắt đầu phát triển và mở rộng diện tích cây trôm ra các vùng khác.
Theo một số nông dân trên địa bàn, cây trôm có thể cho thu nhập 24 triệu đồng/ha/năm. Đây là mức thu nhập khá cao so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất không chủ động nước tưới. Qua đó, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập. Mặt khác, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Nhất là những công việc như đục lỗ, lấy mủ hàng ngày, khử tạp chất trong mủ... rất phù hợp với lao động nữ. Ngoài ra, loại cây này còn làm tăng độ che phủ rừng; tận dụng được những diện tích đất đồi, gò bị bỏ hoang trước đây do không chủ động nước tưới tại Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân như vùng Gò Sạn, Láng Lớn, Rẫy Cọc...
Tìm hướng phát triển
Hiện ở Tuy Phong có một cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm mủ trôm là Công ty TNHH mủ trôm Liên Hảo. Đây là doanh nghiệp chuyên chế biến mủ trôm khô, đóng gói thành phẩm dùng làm nước giải khát. Ngoài ra còn có trên 30 hộ chuyên thu mua sản phẩm mủ trôm để tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Được biết, hiện giá mủ trôm tươi trên địa bàn có giá từ 50 – 80 ngàn đồng/kg; mủ trôm khô có giá từ 120 ngàn đến 180 ngàn đồng/kg (tùy loại).
Ông Nguyễn Trung Thông - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong cho biết: “Để tiếp tục đưa cây trôm trở thành cây trồng lợi thế tại địa phương, huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch phát triển loại cây này. Trước mắt, chú trọng mở rộng diện tích ở những vùng đất có nguồn nước tưới bổ sung, nhưng là đất sỏi không trồng được các cây trồng khác.
Đặc biệt huyện không khuyến khích nông dân trồng cây trôm ở những diện tích cây lúa, cây màu có giá trị kinh tế cao. Nếu trồng để khai thác mủ thì phải có hệ thống tưới bổ sung như đào ao, giếng, suối. Ngược lại trên những vùng không có hệ thống tưới bổ sung trong mùa nắng thì cũng có thể trồng cây trôm với mục đích phủ xanh đất trồng và trồng lấy gỗ; có thể sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp như chăn nuôi bò, dê dưới tán cây…”
Mặt khác, ngành nông nghiệp huyện cũng tiếp tục xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, khai thác hợp lý. Cụ thể, trên cơ sở kỹ thuật bà con hiện đang sản xuất, sẽ điều chỉnh lại một vài công đoạn như mật độ cây trồng, kỹ thuật bón phân, làm cỏ, tưới nước để đưa ra quy trình sản xuất hợp lý nhất.
Đồng thời, nghiên cứu cách bảo quản mủ trôm, nhất là cách bảo quản mủ trong mùa mưa để cân đối cung - cầu; hướng đến xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý mủ trôm Tuy Phong, gắn với tăng cường quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ mủ trôm; từng bước đa dạng hóa sản phẩm từ cây trôm, mủ trôm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ