Quy trình ương cá tra giống
QUY TRÌNH ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG (PHẦN 1)
(Giai đoạn 1: Từ cá bột lên cá hương)
Hoạt động ương nuôi cá tra giống là một mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi cá tra. Với mong muốn bạn đọc có thể dùng thông tin trong bài này làm tài liệu tham khảo, chuyên gia tư vấn của Cty Cổ phần GreenFeed Việt Nam đã chia sẻ một vài kinh nghiệm ương nuôi cá tra giống trong quá trình nuôi thực tế.
Phần 1 này sẽ là những kiến thức về việc cải tạo ao, thả cá bột cùng cách thức quản lý khoa học.
Cải tạo ao:
Đầu tiên bơm cạn nước rồi diệt tạp bằng dây thuốc cá: 1,5kg/1.000m2 hoặc Chlorine tạt nơi còn đọng nước. Bón vôi CaCO3 toàn bộ đáy và bờ trong ao với liều lượng 30-70 kg/1.000m2 ao.
Phơi đáy ao 1- 2 ngày. Lấy nước qua lưới lọc trước khi thả bột 2- 3 ngày, mực nước đạt 0.8 – 1,2 m. Khi nước đạt độ sâu 0,8- 1,0 m tiến hành bón vôi CaCO3: 20- 30 kg/1.000m2 ao nuôi.
Gây thức ăn tự nhiên trong ao. Với độ sâu nước từ 1,0- 1,2m, có thể chọn một trong hai cách sau:
+ Thức ăn 40% Protein: 1- 3 kg/1.000 m2 kết hợp với men vi sinh 60- 100 gr/1.000 m2 (ngâm 12- 24 giờ trước khi sử dụng).
+ Super benthos 5- 10 kg/1.000 m2 (không sử dụng thức ăn và men vi sinh)
Cuối cùng, để lắng nước 1- 2 ngày trước khi tiến hành thả cá bột và xử lý yuca trước khi thả cá bột 1- 3 tiếng với liều sử dụng 0,1- 0,15 lít/1.000 m3.
Thả cá bột:
Thời gian tốt nhất trong ngày vào lúc 6- 9h hoặc từ 19- 22h với mật độ nuôi từ 400- 600 con/m2. Đặc biệt cần ngâm bao từ 10- 15 phút trước khi thả cá để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao, tránh cá bột bị sốc nhiệt dẫn đến cá yếu và chết.
Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý tới vị trí thả cá bột:
+ Thả trên gió, gần nơi cấp nước giúp cá phân tán điều ao, oxy nhiều.
+ Thả tập trung vào chỗ đáy ao ít bùn nhất; nên thả trên tấm nilon kích thước 4x6m, đặt căng cách đáy 20- 30 cm, sục khí trên tấm nilon.
+ Thả cá từ trên ghe. Nếu đứng thả dưới ao thì hạn chế đi lại.
Đánh giá chất lượng cá bột:
Trước khi thả cần quan sát góc bao chứa cá xem có cá chết nhiều không; Cá bơi lội hoạt động mạnh hay không? Ngoài ra, bà con cũng có thể cho cá vào thau quan sát xem cá bơi mạnh sau 5 phút không? Cá bơi lội theo chiều thẳng đứng không?
Sau khi thả cá bột 1 ngày thì vớt cá ở đầu, giữa, cuối ao cách đáy 10 cm theo hướng từ đỉnh xuống đáy và vòng lên. Nếu vợt có đường kính 40 cm thì trung bình vớt được 100 con/lần; Nếu vợt có đường kính 30 cm, trung bình vớt được 30- 40 con/lần.
2 ngày sau khi thả cần chú ý xem màu sắc bụng cá vô mồi hay chưa; Kích cỡ và hoạt động của cá so với ngày đầu thay đổi như thế nào?
Sau 3- 4 ngày, xem bụng cá có thức ăn điều hay không bằng cách vớt xem sinh khối trứng nước trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp.
Ghi chép và phân tích dữ liệu ao nuôi
- Ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu theo dõi trong nhật ký nuôi cá như: Môi trường, tình trạng sức khỏe cá, thức ăn, thuốc xử lý vào sổ nhật ký nuôi cá.
- Phân tích các số liệu kỹ thuật dựa trên sổ nhật ký nuôi cá để có các giải pháp xử lý kịp thời trong quá trình nuôi cũng như đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi kế tiếp.
- Tổng hợp kết quả ao nuôi để đánh giá các định mức kỹ thuật, chi phí nuôi cá và hiệu quả kinh tế của từng ao.
Tags: nuoi ca tra, ca tra, ca basa, nuoi ca basa, ky thuat nuoi ca tra, kinh nghiem nuoi ca tra, kinh nghiem cham soc ca tra, cham soc ca tra, phong tri benh ca tra, xu ly ao nuoi ca tra
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ