Tin nông nghiệp Rệp kim hại cây có múi

Rệp kim hại cây có múi

Tác giả Ths. Huỳnh Kim Ngọc, ngày đăng 02/10/2020

Rệp kim hại cây có múi

Rệp kim còn gọi là rệp tuyết thuộc bộ nửa cánh có lớp vỏ giáp bảo vệ được xem là dịch hại trên tất cả các loại cây có múi, trừ cây quýt.

Rệp kim (Citrus snow scale) tên khoa học Unaspis citri, Comstock (Hemiptera), họ Diaspididae gồm tới 2.400 loài rệp dính có lớp vỏ giáp bảo vệ. Rệp kim được xem là dịch hại trên tất cả các loại cây có múi, trừ cây quýt.

Phân bố: Rệp kim có nguồn gốc từ Châu Á, nhưng hiện nay được tìm thấy ở nhiều nước trồng cây có múi khắp thế giới.

Rệp kim lây lan trên nhiều cây có múi như chanh (Citrus aurantifolia), cam chua (Citrus aurantium); bưởi (Citrus maxima), cam Navel (Citrus sinensis).

Ở nhiều nơi khác trên thế giới, rệp kim lây nhiễm trên các ký chủ khác bao gồm thơm, mãng cầu, mít, ớt, quýt (mandarin), dừa, chuối, ổi… tuy nhiên gây hại chủ yếu trên cây có múi. 

Triệu chứng gây hại: 

Rệp kim chích hút nhựa trên thân, cành ở các cây già. Rệp kim có thể thấy cả trên lá, trái, nếu mật số quá dầy đặc. Triệu chứng ban đầu làm cây suy yếu và cho ít trái. Nếu mật số cao kéo dài, sự phát triển của vỏ cây bị ảnh hưởng và vỏ cây không thể phát triển bình thường, vỏ có thể trở nên nứt nẻ, già cỗi, chính vết nứt nẻ trên lớp vỏ có thể là cửa ngõ giúp các côn trùng đục thân hay các mầm bệnh xâm nhập, gây hại cây. Rệp kim phát triển mật số cao và gây hại vào mùa khô.

Phòng trừ: 

- Biện pháp sinh học: Dùng thiên địch ký sinh và ăn mồi như ong ký sinh Aphytis lingnanensis, bọ rùa Chilochorus circumdatus.

- Biện pháp canh tác: Do rệp kim luôn di động trong suốt vòng đời, nên điều cốt yếu trong việc phòng ngừa là hạn chế rệp phát tán. Rệp kim có thể phát tán bởi gió, công cụ làm vườn, con người, côn trùng thụ phấn, nông cơ cụ như dao cắt cành, máy rung trái, do vậy cần vệ sinh nông cơ cụ trước khi đi đến nơi trồng mới, và nông dân cần phải giũ sạch quần áo trước khi đi vào khu trồng mới.

Giống: Chưa ghi nhận giống kháng, tuy nhiên cành ghép phải sạch rệp, nếu có tỉa bỏ, phun thuốc sâu

Biện pháp hóa  học: Thăm đồng là yếu tố quan trọng trước khi quyết định dùng thuốc trừ sâu. Nếu rệp ít có thể dùng bàn chải cạo sạch, sau đó khoảng một tuần có thể làm lại lần nữa. Nếu rệp quá nhiều phải dùng thuốc trừ sâu, có thể tham khảo các thuốc dưới dây:

+ Thuốc gốc lưu huỳnh Sulox 80WP.

+ Phun dầu khoáng SK Enspray 99EC hay dung dịch tẩy rửa (xà phòng) do rệp được phủ lớp sáp bảo vệ, phun dầu khoáng hay dung dịch tẩy rửa sẽ làm tan lớp sáp, cơ thể rệp bị mất nước và chết. Có thể phun luân phiên dầu khoáng/xà phòng với thuốc gốc lưu huỳnh Sulox 80WP.

+ Hoặc có thể phun thuốc Sec Saigon 25EC, nên pha chung với dầu khoáng SK Enspray 99EC ( 50 ml/25 lít). Chú ý do rệp kim đóng nhiều lớp chồng lên nhau, có thể 7-8 lớp, nên cần phun nhiều lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày, để diệt rệp kim nằm bên dưới.


Argentina đi đầu trong công cuộc biến đổi gen sinh vật Argentina đi đầu trong công cuộc biến đổi… Dưa vàng trên vùng khắc nghiệt Dưa vàng trên vùng khắc nghiệt