Sẽ cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2014, diện tích chè cả nước đạt khoảng 130.000ha, tăng 4.400ha so với năm 2011.
Hiện nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với 21.900ha, tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800ha, Hà Giang 20.500ha... Năng suất chè cả nước bình quân 83,4 tạ búp tươi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011. Sản lượng chè búp tươi đạt 926.600 tấn, lượng chè chế biến đạt trên 200.000 tấn chè khô.
Năm 2014, xuất khẩu chè chính ngạch 133.000 tấn, đạt 230 triệu USD, và Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành chè Việt Nam đang đối mặt những nguy cơ mất thị trường xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu thấp do vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè vượt ngưỡng cho phép của một số nước nhập khẩu.
Ông Nguyễn Hữu Tài- Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng, cần phải có một tổ chức lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho các vùng chè. Trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu và lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho vùng nguyên liệu của mình, không để tình trạng mỗi năm phun 7-8 loại thuốc BVTV...
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Cây chè là cây quan trọng, truyền thống liên quan đến đời sống của hàng trăm ngìn hộ dân trong cả nước nên cần chú trọng phát triển”. Ông Phát yêu cầu, tới đây cần thực hiện việc quy hoạch vùng trồng chè và phân vùng nguyên liệu chè cho doanh nghiệp; cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu để truy xuất nguồn gốc...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ