Siết chặt thuốc bảo vệ thực vật
Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng
Thực trạng nông sản Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là câu chuyện thời sự nóng được bàn luận suốt nhiều năm qua mà một trong những rào cản chính được chỉ ra chính là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm tồn dư thuốc kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả, chè...
Thời gian gần đây, dư luận trong cả nước nóng lên chuyện tranh cãi giữa một số doanh nghiệp và các địa phương cũng như giữa cơ quan quản lí Nhà nước với doanh nghiệp xung quanh chủ trương hạn chế cũng như khuyến cáo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ở đây, chúng tôi chưa bàn tới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có đúng hay không, nhưng xét tổng thể của ngành nông nghiệp, giải pháp hạn chế kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật luôn là chủ trương đúng đắn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) một lần nữa lưu ý, thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích kinh doanh.
Do đó, càng hạn chế nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao càng tốt, trước chính là để bảo vệ môi trường và sức khỏe giống nòi cho dân tộc, sau là tạo tiền đề để nông sản Việt Nam có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm xuất khẩu sang những thị trường khó tính nhưng giá bán cao.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, hiện trong danh sách quản lí của Cục bảo vệ thực vật tại Việt Nam có khoảng 1.600 hoạt chất cộng hỗn hợp hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với khoảng 4.100 tên thương phẩm. Song trong số 4.100 tên thương phẩm, hiện chỉ có khoảng 30 - 40% tên có giao dịch trên thị trường, số còn lại các doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa hoặc không còn sử dụng ở thời điểm hiện tại.
Về vấn đề này, theo ông Hồng, do các tên thương phẩm là tài sản của doanh nghiệp, có quyền sang tên, chuyển nhượng cộng việc luật pháp Việt Nam chưa có quy định thu hồi tên thương mại này như tên miền website (nếu trong thời gian nhất định không sử dụng).
Còn việc 4.100 tên thương phẩm có phải là nhiều hay không thì theo ông Hồng, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, danh mục của Việt Nam chưa phải là nhiều.
“Hiện Mỹ có hơn 60.000 tên thương phẩm, Trung Quốc hơn 16.000 tên thương phẩm, Thái Lan và Malaysia đều trên 6.000 tên thương phẩm nên so với 4.100 tên thương phẩm của Việt Nam chưa phải là nhiều.
Hơn nữa, Việt Nam hiện nay, tôi tạm tính có khoảng 50 loại cây trồng chính (lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…), mỗi loại cây trồng có khoảng 10 loại sâu bệnh.
“Bên cạnh đó, xu hướng sắp tới của Cục bảo vệ thực vật là ngày một tăng cường các biện pháp IPM để phòng trừ sâu bệnh tổng hợp là chủ đạo nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học
. Chủ trương này chúng tôi còn đưa thẳng vào trong Điều 4, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, ông Nguyễn Xuân Hồng.
Như vậy, nhân lên với 50 cây trồng là chúng ta có khoảng 500 loại sâu bệnh. Lấy 4.100 chia cho 500 thì bình quân chỉ có khoảng 8 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật cho 1 loại cây trồng (đấy còn chưa trừ đi số tên thương phẩm đang không hoạt động) thì không phải là nhiều”, ông Nguyễn Xuân Hồng chứng minh.
Tuy nhiên, ông Hồng cho biết thêm, dù chưa hẳn đã nhiều, song trong những năm gần đây, đặc biệt là trong Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật mới được Quốc hội thông qua, Cục bảo vệ thực vật cũng đã đưa vào một loạt những điều khoản, yêu cầu nhằm siết chặt và hạn chế việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Theo đó, những hoạt chất thuốc nhóm 1, 2 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và 3, 4 theo tiêu chuẩn quốc tế (GHF) có độ độc cao đều bị loại ra khỏi danh mục được kinh doanh.
Hiện nay, một hoạt chất doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chỉ được đăng ký 1 tên thương phẩm và 1 hàm lượng cố định.
Quy định này nhằm tránh việc các doanh nghiệp lách luật, cạnh tranh không lành mạnh khi một hoạt chất có doanh nghiệp đăng ký hàng chục tên thương phẩm, rồi pha ra hàng loạt hàm lượng khác nhau để cạnh tranh về giá bán cũng như cho mỗi đại lí cấp 1 kinh doanh độc quyền 1 hàm lượng khiến thị trường hỗn loạn, người nông dân rất khó phân biệt và sử dụng.
Đặc biệt, với những cây trồng ăn trực tiếp và có nguy cơ cao như rau, cây ăn quả hay chè, từ năm 2014 đến nay, Cục bảo vệ thực vật sau khi nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng đã rút gọn hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật dành cho những loại cây trồng này xuống mức tối thiểu và theo hướng thuốc sinh học là chính.
Cụ thể, trước đây danh mục hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật cho rau, củ quả là trên dưới 100 thì nay chỉ còn hơn 10 hoạt chất; còn với cây chè trước đây là 171 hoạt chất nay rút gọn lại còn 38 hoạt chất. Vừa qua, Cục bảo vệ thực vật đã ban hành danh mục hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo cho chè gửi cho Hiệp hội Chè cũng như các địa phương tham khảo.
Riêng với cây lúa, hiện vẫn còn trên 300 hoạt chất, song theo ông Hồng do cây lúa đặc thù trước khi thu hoạch từ 10 - 15 ngày người dân gần như không phun, cộng quá trình phơi phóng, xay xát nên nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên lúa không cao như rau và chè.
Tuy nhiên, trong thời gian tới Cục bảo vệ thực vật tiếp tục rà soát loại bỏ bớt những hoạt chất mà trong quá trình thực tế cho thấy bị giảm hiệu lực hay những hoạt chất theo cảnh báo của WHO và GHF.
Liên quan tới việc một số cơ quan truyền thông vừa qua phê phán một loạt các tỉnh, thành ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cho là “ưu ái doanh nghiệp này hạn chế doanh nghiệp kia”, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, việc khuyến cáo dưới góc độ chuyên môn khoa học kỹ thuật rất đáng khuyến khích.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, để tránh bị hiểu lầm là “tình ngay lí gian”, các đơn vị quản lí Nhà nước khi ban hành danh mục khuyến cáo ngoài việc liệt kê những doanh nghiệp lớn, uy tín chỉ cần thêm dòng chữ “những tên thương phẩm có hoạt chất tương tự” cộng với ba dấu chấm ở đằng sau sẽ không ai bắt bẻ được gì cả.
Bởi có hoạt chất có tới hàng trăm tên thương phẩm không văn bản nào liệt kê hết được”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ