Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Gắn Với Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
ĐBSCL là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước, có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng và chế biến thủy sản. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cá tra tại các tỉnh ĐBSCL không ngừng tăng lên.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL là 5.500ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 1 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt trên 1,7 triệu USD. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ cá tra còn rất nhiều khó khăn.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, để tái cấu trúc ngành cá tra, việc đầu tiên phải nghiên cứu là vấn đề giống chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp, từ đó để xác định quy hoạch vùng nuôi hợp lý, bản thân doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu để đưa ra quy trình chế biến đạt chất lượng hiệu quả.
Tuy nhiên, để thực hiện đạt hiệu quả, tốt doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể là hỗ trợ về các chính sách miễn giảm thuế, đẩy mạnh công tác truyền thông, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp những kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực thủy sản...
Tại hội thảo, Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, đối với ngành hàng cá tra hiện các vấn đề lớn phải giải quyết là cung vượt cầu, chất lượng, giá cả, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và tình hình tín dụng. Do vậy, vấn đề chính là phải quy hoạch để ổn định sản xuất và muốn làm được phải liên kết vùng. Cần tổ chức đầu mối cấp vùng phù hợp, đủ sức điều tiết chung.
Đồng chí cho biết, quy hoạch vùng nuôi cá phải theo quy luật thị trường. Trong đó, phải tính đến điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước... Cơ chế thị trường chỉ chấp nhận và tồn tại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, làm tốt và tuân thủ các quy định.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Dương Quốc Xuân - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ khẳng định, mục tiêu chính của Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL là nhằm cải thiện hoạt động chuỗi, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng cá tra trên thị trường.
Để thực hiện các mục tiêu đó, cần sự vào cuộc và quyết tâm của các doanh nghiệp và địa phương. Trong đó, vấn đề cốt lõi đặt ra đối với ngành cá tra là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, các địa phương cần tiến hành quy hoạch, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi theo mô hình bền vững, từ đó tiến tới xây dựng thương hiệu cá tra quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ