Tại sao nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp phải hoạt động song hành với nhau
Ngành nuôi trồng thủy sản cần áp dụng cách tiếp cận hợp tác với ngành nông nghiệp (đặc biệt là về công nghệ sinh học thực vật) để phát triển một cách bền vững.
Tiến sĩ Monica Betancor (một trong những tác giả chính) tin rằng nuôi trồng thủy sản nên tận dụng sự tiến bộ của sản xuất nông nghiệp
Vì vậy, một nhóm các nhà khoa học có sức ảnh hưởng đã lập luận rằng việc tận dụng công nghệ sinh học bao gồm cả cây trồng biến đổi gen (GM) là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang phát triển.
Lập luận này được phác thảo trong một bài báo mới (cái mà được xuất bản trên tờ Nature Foods), được hỗ trợ bằng một loạt các nghiên cứu hợp tác xem xét tác động của việc sử dụng các thành phần thức ăn chăn nuôi mới đối với cá hồi Đại Tây Dương nuôi.
Một trong những tác giả chính - Tiến sĩ Monica Betancor đến từ Viện Nuôi trồng Thủy sản Stirling giải thích: “Hệ thống sản xuất protein động vật trên cạn không hiệu quả để nuôi sống dân số toàn cầu đang ngày một tăng cao trên thế giới; chúng tác động đến việc sử dụng đất và làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Cá được công nhận là nguồn protein động vật duy nhất được khuyến nghị tăng cường sản xuất và tiêu thụ và chúng cũng là nguồn chính cung cấp axit béo omega-3 không bão hòa đa chuỗi giúp tăng cường sức khỏe.
“Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi cá cũng đang ngày càng có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật hơn và điều này ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của cá nuôi. Công nghệ sinh học thực vật có thể mang lại một tương lai xanh hơn và bền vững cho nuôi trồng thủy sản bằng cách cung cấp omega-3 có lợi cho cá và do đó, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của con người.
“Một cách tiếp cận hợp tác giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và trong giới hạn của hành tinh”.
Giáo sư Napier đã đi tiên phong trong việc phát triển camelina (một loài thực vật có hoa trong họ Cải) biến đổi gen để sản xuất EPA và DHA dùng trong chế biến thức ăn thủy sản
Giáo sư Napier - lãnh đạo hàng đầu tại Rothamsted Research kim giáo sư danh dự của Viện Nuôi trồng Thủy sản cho biết thêm: “Nông nghiệp và công nghệ sinh học thực vật có tiềm năng biến đổi hoàn toàn nghề nuôi trồng thủy sản bằng cách cung cấp các nguồn chất dinh dưỡng quan trọng mới như dầu cá omega-3 dưới hình thức không bị hạn chế bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
“Khả năng mở rộng của nông nghiệp cũng có nghĩa là nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu tốt hơn nhiều, giúp ngành nuôi trồng thủy sản mở rộng hơn nữa nhưng không hề gây ảnh hưởng đến môi trường hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của cá. Chúng tôi đang đề xuất một mối quan hệ nghiêng về hiệp trợ hơn giữa nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, điều này cuối cùng sẽ giúp chúng tôi đáp ứng những khuyến nghị của báo cáo EAT-Lancet và cung cấp lương thực thực phẩm bền vững vì mục tiêu ‘Sức khỏe của hành tinh’ đã được đề ra.”
Thức ăn nuôi trồng thủy sản trước đây chủ yếu có nguồn gốc từ bột cá và dầu cá, cả hai thành phần này đều được chiết xuất từ thủy sản biển đánh bắt tự nhiên. Tuy nhiên, sự mở rộng toàn cầu của hoạt động nuôi trồng thủy sản có nghĩa là thực tiễn này đã trở nên không còn bền vững trên toàn thế giới. Trong khi các phụ phẩm của động vật trên cạn (chẳng hạn như bột gia cầm, bột huyết và mỡ động vật) đã được sử dụng ở một số nơi trên thế giới, còn các thành phần thay thế chính được lấy từ bột hạt thực vật và dầu thực vật.
Khi thành phần dinh dưỡng của cá nuôi bị thay đổi thì cũng gây ra những hậu quả đối với dinh dưỡng của con người, bao gồm sự suy giảm các khoáng chất (chẳng hạn như iốt và selen); vitamin (chẳng hạn như vitamin D); và đáng kể nhất là các axit béo omega-3 có lợi.
Một cách tiếp cận sử dụng cây trồng biến đổi gen để sản xuất một số thành phần thức ăn chuyên dụng mà nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào, đó là omega-3 và protein chất lượng cao. Được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số nghiên cứu trong những năm gần đây, đặc biệt xem xét đến khả năng tồn tại và tác động của việc sử dụng dầu từ cây hạt có dầu biến đổi gen trong thức ăn chăn nuôi cá trong việc cung cấp axit béo omega-3 không bão hòa đa chuỗi, axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
Giáo sư Napier (một nhà khoa học thực vật) và nhóm nghiên cứu của ông đang đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển các thành phần EPA và DHA có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật biến đổi gen dùng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản, còn các chuyên gia về dinh dưỡng cá của Viện nghiện cứu thì kiểm tra tác động của thức ăn cải tiến đối với cá và xem xét những lợi ích tiềm năng của chúng đối với sức khỏe con người.
Bài báo mới kết luận: “Cuối cùng, hai hệ thống (nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp) cần phải hoạt động song hành để đáp ứng những thách thức trong quá trình vận hành bền bỉ trong các giới hạn của hành tinh và cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho dân số đang ngày càng gia tăng.
“Chúng tôi hy vọng rằng những ý tưởng được nêu trong tình huống này chỉ là điểm khởi đầu cho một cách tiếp cận hòa nhập hơn đối với nuôi trồng thủy sản bền vững, một trong số đó vai trò chính của nông nghiệp được kết hợp đầy đủ.”
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ