Thị trường hạt tiêu tháng 02/2019 Chịu sức ép giảm giá do nhu cầu thấp
Thị trường hạt tiêu tại các vùng nguyên liệu trong tuần đầu tháng 2 trầm lắng do đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán. Mức giá trung bình ghi nhận ở mức 45.000 - 46.500 đồng/kg.
Càng về cuối tháng, giá tiêu càng sụt giảm mạnh từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Có lúc các doanh nghiệp và thương lái thu mua ở mức rất thấp 42.000 - 44.000 đồng/kg. Giá tiêu nguyên liệu giảm do nguồn cung tiếp tục dồi dào, thị trường chưa có dấu hiệu tích cực.
Năm ngoái (2018), giá tiêu trong nước biến động giảm mạnh. So với cuối năm 2017, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu giảm 18.000 đồng/kg, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai giảm 19.000 đồng/kg, giá tiêu tại Gia Lai giảm 20.000 đồng/kg. Và sang đầu năm 2019, giá tiêu vẫn tiếp tục đà sụt giảm. Thị trường hạt tiêu chịu sức ép giảm giá do nhu cầu thấp trong khi nguồn cung dư thừa.
Trên thị trường thế giới, giá hạt tiêu đen của Nikkei đã giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 12 năm qua do sản lượng tiêu ở Đông Nam Á tăng cao, Nikkei Asian Review đưa tin.
Giai đoạn 2014 -2016, giá tiêu tăng mạnh khiến nhiều người dân trồng cao su và sắn ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia chuyển sang trồng cây gia vị. Hạt tiêu bắt đầu được trồng nhiều vào khoảng năm 2017, khiến nguồn cung vượt cầu.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 725.000 tấn hạt tiêu đã được sản xuất trong năm 2017, tăng 10% so với năm trước đó.
Trong năm 2017, sản lượng tiêu của Việt Nam đạt 252.000 tấn, tăng gần 20% so với năm 2016. Năm 2000 Việt Nam chỉ sản xuất được 50.000 tấn tiêu, cùng với Indonesia và Ấn Độ trở thành nhà cung cấp tiêu lớn nhất thế giới với thị phần chiếm tới 35%.
Đứng thế hai thế giới về sản xuất và xuất khâu hạt tiêu là Brazil. Trong ba năm qua, Brazil đã tăng khối lượng tiêu xuất khẩu lên tới 134%, mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu đã giảm 21% so với năm 2016.
Trong năm 2016, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 31.085 tấn hạt tiêu, chiếm 99% trong số đó là tiêu hạt, đạt mức xuất khẩu trung bình mỗi tháng 2.590 tấn. Trong năm đó, Brazil đạt tổng doanh thu xuất khẩu hạt tiêu lên tới 246 triệu USD, sau đó ghi nhận mức giá trung bình của tổng số hạt tiêu Brazil đã xuất khẩu ở mức 7.982 USD/tấn cho toàn bộ tiêu hạt và mức 2.237 USD/tấn cho tiêu xay.
Năm 2017 chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng hạt tiêu Brazil xuất khẩu. Đã ghi nhận được xuất khẩu tổng cộng 59.501 tấn hạt tiêu, 99% trong số đó ở dạng tiêu hạt, tăng 91% so với năm 2016 trước đó. Bình quân trong năm này, Brazil đã xuất khẩu 4.958 tấn tiêu mỗi tháng, ghi nhận được con số cao nhất là 8.848 tấn tiêu xuất khẩu vào tháng 10/2017. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong năm 2017 được Brazil báo cáo là 274 triệu USD, tăng 11% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2016. Giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong năm 2017 là 4.622 USD/tấn cho tiêu hạt và ở 2.140 USD/tấn cho tiêu xay.
Tính đến cuối năm 2018, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 72.580 tấn hạt tiêu, trong đó chiếm 99% là tiêu hạt. Do đó, ghi nhận mức tăng 134% so với năm 2016 và tăng 22% so với năm 2017. Trong năm 2018, Brazil đã xuất khẩu trung bình khoảng 6.048 tấn tiêu mỗi tháng, đã ghi nhận được con số xuất khẩu cao nhất vào tháng 11 ở mức 12.791 tấn. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2018 của Brazil ở mức 195 triệu USD, sụt giảm lần lượt 21% so với năm 2016 và 29% so với năm 2017. Giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong năm 2018 chỉ đạt 2.689 USD/tấn cho tiêu hạt và 1.954 USD/tấn cho tiêu xay.
Chỉ riêng năm 2018, Brazil đã xuất khẩu hạt tiêu đến hơn 80 quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia sản xuất hạt tiêu ngoại trừ Indonesia. 5 điểm đến hàng đầu là Đức với 14.677 tấn, chiếm tới 21% tổng số hạt tiêu xuất khẩu, tiếp theo là Mỹ với 10.764 tấn, Việt Nam với 9.763 tấn, Morocco với 6.541 tấn và Mexico với 4.285 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ