Thị trường hạt tiêu Tháng 03/2019: Áp lực dư cung lớn khiến giá tiêu thủng đáy 10 năm
Tuần đầu tiên trong tháng 3, giá tiêu có nơi sụt giảm mạnh tới 1.500 đồng/kg do áp lực dư cung lớn khiến giá tiêu thủng đáy 10 năm. Với mức giá này, người dân lỗ khoảng 6.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến người dân trồng tiêu ở nhiều nơi lâm vào tình cảnh khó khăn.
Trong những tuần tiếp theo, thị trường hạt tiêu hồi phục trở lại, với các mức tăng liên tiếp đẩy giá tiêu chạm mốc 47.000 đồng/kg. Rồi sau đó thị trường lại rơi vào trạng thái trầm lắng với các mức giá không biến động. Phiên giao dịch hôm nay (29/3), giá tiêu không đổi ở 44.000 – 46.000 đồng/kg.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay giá tiêu giao ngay ở mức 34.150 rupee/tạ, không đổi so với phiên trước. Giá giao kỳ hạn tháng 3/2019 ở mức 34.875 rupee/tạ, không đổi so với phiên trước.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 29/3/2019 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.980 VND, tăng 2 đồng so với hôm qua 28/3/2019.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.669 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.290 VND/USD.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 29/03/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 333,62 VND/INR.
Sau nhiều ngày giao dịch cầm chừng theo xu hướng giảm, giá USD tại thị trường tự do đã bất ngờ bật tăng nhanh trong sáng nay. Theo khảo sát lúc 10h, USD được mua - bán ở mức 23.200 - 23.230 VND/USD; giá mua tăng nhẹ 5 đồng trong khi giá bán tăng 20 đồng so với mức khảo sát cuối ngày hôm qua.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong nửa đầu tháng 3/2019 đạt 17,7 nghìn tấn, trị giá 44,6 triệu USD, tăng 50,2% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với nửa đầu tháng 3/2018. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 53,4 nghìn tấn, trị giá 144,72 triệu USD, tăng 27,9% về lượng, nhưng giảm 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 2/2019 xuất khẩu hạt tiêu đạt 16,7 nghìn tấn, trị giá 44,21 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với tháng 1/2019, so với tháng 2/2018 tăng 29,6% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 36 nghìn tấn, trị giá gần 101 triệu USD, tăng 20,4% về lượng, nhưng giảm 12,5% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.
Nửa đầu tháng 3/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.512 USD/tấn, giảm 31,8% so với nửa đầu tháng 3/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 3/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.709 USD/tấn, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 2/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.638 USD/tấn, giảm 10,4% so với tháng 1/2019 và giảm 27,9% so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.800 USD/tấn, giảm 27,4% so với 2 tháng đầu năm 2018.
Ước tính, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 3/2019 đạt 35.000 tấn, trị giá 88 triệu USD, tăng 206,8% về lượng và tăng 200% về trị giá so với tháng 2/2019. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 71 tấn, trị giá 189 triệu USD, tăng 18,3% về lượng, nhưng giảm 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 3/2019 giảm 4,7% so với tháng 2/2019 và giảm mạnh 28,8% so với cùng tháng năm 2018, đạt trung bình 2.514 USD/tấn. Tinh chung trong cả 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu cũng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.659 USD/tấn.
Mỹ luôn thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay đạt 7.908 tấn, tương đương 23,2 triệu USD, chiếm 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng rất mạnh 44,6% về lượng nhưng kim ngạch lại giảm 2,7% so với cùng kỳ, giá cũng giảm 32,7%, đạt 2.934 USD/tấn.
EU là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.641 tấn, tương đương 12,9 triệu USD, chiếm 10,1% trong tổng lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 19,4% về lượng nhưng giảm 14,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá giảm 28,4%, đạt 3.543 USD/tấn.
Hạt tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ - thị trường lớn thứ 3, giảm cả về giá, lượng và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 29%, 0,3% và 29,3% so với cùng kỳ, đạt 4.061 tấn, tương đương 10,43 triệu USD, giá 2.568 USD/tấn, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Hạt tiêu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm trên 6% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước, đạt 2.427 tấn, tương đương 6,54 triệu USD, tăng 53,9% về lượng và tăng 4,6% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 32%, đạt trung bình 2.695 USD/tấn.
Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường trong 2 tháng đầu năm nay đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Bỉ giảm 64% về lượng và giảm 69,7% về kim ngạch, đạt 18 tấn, tương đương 0,08 triệu USD; Italia giảm 40% về lượng và giảm 57,4% về kim ngạch, đạt 96 tấn, tương đương 0,31 triệu USD; Nga giảm 45,3% về lượng và giảm 56,8% về kim ngạch, đạt 266 tấn, tương đương 0,63 triệu USD; Nhật Bản giảm 0,9% về lượng và giảm 53% về kim ngạch, đạt 428 tấn, tương đương 1,18 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ