Thống kê thủy sản Thị trường thủy sản: Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam

Thị trường thủy sản: Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam

Tác giả Phương Thúy, ngày đăng 01/07/2020

Thị trường thủy sản: Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam

Do kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu nhập khẩu khẩu của Trung Quốc đã phục hồi. Điều này đã giúp việc xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt kết quả tốt tại thị trường đông dân nhất thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 5/2020 đạt gần 42 triệu USD, giảm gần 25% so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt gần 192 triệu USD, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tác động của dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu và khó khăn về nguyên liệu sản xuất khiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục đi xuống. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng này sang EU 5 tháng đầu năm nay chỉ đạt 13,5 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ 2019.

Hai tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Trung Quốc bị đình trệ. Nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc tại các nhà hàng giảm do các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan của Chính phủ nước này.

Trong thời gian này nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến tại Trung Quốc cũng sụt giảm do các nhà chế biến mực, bạch tuộc tại Trung Quốc bị hủy và không nhận đơn hàng mới từ các thị trường như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Từ tháng 3 năm nay, dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc bớt căng thẳng cộng với các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản dần nới lỏng các biện pháp cách li phòng chống dịch bệnh nên nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Trung Quốc phục hồi.

Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh...

Tính từ đầu năm tới nửa đầu tháng 5, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc đạt 10,4 triệu USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, mực chiếm 54,9%, bạch tuộc chiếm 45,1%.

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42,6% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. 

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm 16,9% trong tháng 5 và giảm 21,2% trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 82 triệu USD.

Nhật Bản đứng thứ 2 về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 25%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt trên 48 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm nay đạt 13,5 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm 2019. Italy, Đức và Hà Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Tính tới tháng 5 năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Italy, Đức và Hà Lan giảm lần lượt 57%, 27% và 38%.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,2% tỷ trọng. xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc trong tháng 5 tăng gần 171% đạt 5,7 triệu USD. 5 tháng đầu năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc đạt 13,7 triệu USD, tăng gần 38% so với cùng kỳ 2019.

Tính đến tháng 5 và năm tháng đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường duy nhất tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam. 

Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh...

Theo VASEP, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế trên thế giới, các nhà hàng, khách sạn tiếp tục đóng cửa, lượng khách du lịch giảm sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục đi xuống thời gian tới.

Đồng thời, dịch bệnh cũng khiến nền kinh tế ảm đảm, thu nhập sụt giảm, người dân sẽ chỉ tiêu thụ các sản phẩm giá phải chăng và hạn chế tiêu dùng các mặt hàng như sản phẩm mực, bạch tuộc cao cấp.

VASEP khuyến nghị các nhà cung cấp có thể tập trung bán cho các kênh online, ưu tiên các sản phẩm đông lạnh, đóng hộp, chế biến sâu có hạn sử dụng dài, giảm các sản phẩm tươi sống do người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng. 


Nhập khẩu tôm của Mỹ, T1-T5/2017, theo giá trị Nhập khẩu tôm của Mỹ, T1-T5/2017, theo giá… Xuất khẩu thủy sản vẫn kỳ vọng đạt mục tiêu 8,6 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản vẫn kỳ vọng đạt…