Nuôi dê Thói quen ăn uống và thức ăn của dê

Thói quen ăn uống và thức ăn của dê

Tác giả NCN, ngày đăng 17/03/2016

Thói quen ăn uống và thức ăn của dê

1. Tập tính và thói quen ăn uống của dê:

Dê rất tò mò so với các thú nhai lại khác nên chúng có thể đi một khoảng xa để tìm thức ăn.

Thêm vào đó chúng có thể ăn được rất nhiều chủng loại thực vật chủ yếu là lá các loại cây gỗ, cây bụi và cỏ hầu đáp ứng các nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.

Nhờ vào các đặc tính này mà dê thích nghi rộng rãi từ các vùng ôn đới đến vùng bán khô hạn và vùng nhiệt đới có ẩm độ cao.

Chúng có thể ăn nhiều loại thực vật mà trâu bò không ăn được.

Tuy nhiên dê cũng khó tính trong tập quán ăn uống, trái với nhận định của nhiều người.

Một số dê có thể ăn một số loại thức ăn nhưng không được một số con khác chấp nhận và chúng từ chối tất cả các thức ăn đã bị thú khác giẫm lên.

Hơn nữa, dê có thể phân biệt các vị đắng, ngọt, mặn, chua và có sức chịu đựng cao các thức ăn đắng hơn bò.

Dê rất thích ăn nhiều loại thức ăn nên chúng không phát triển tốt với một loại thức ăn đơn độc trong một thời gian dài.

Chúng thích chọn lựa một hỗn hợp gồm cỏ, lá cây bụi và cây gỗ.

Dê thích gậm ở phần mầm và lá cây đang tăng trưởng và thường bỏ phần cọng.

Ngay trên cùng một loại cây, nhưng có lúc chúng thích ăn có lúc không.

Yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn của dê là sự sẵn có của các chủng loại thức ăn này.

2. Giá trị của đọt non:

Nhờ sự linh hoạt của môi trên và miệng nhỏ nên dê có thể lựa chọn được lá non của nhiều loại cây cỏ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao trong một số giai đọan sản xuất như đang cho sữa.

Nhiều quan sát cho thấy 80 – 83% lượng thức ăn ăn vào của dê là đọt và lá non do cấu trúc bộ tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của dê như phần trên đã đề cập.

Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn, dê vẫn có thể sử dụng các thức ăn thô hay phó sản như rơm, thân cây bắp… được thái nhỏ cho vào các máng ăn để cao, ngang tầm với lồng ngực của dê.
Một số giống cỏ cho dê

Có thể trồng một số giống cỏ để nuôi dê.

Nhìn chung dê thích ăn các loại cỏ có lá ít nhám như thích ăn cỏ xả {Panicum maximum), cỏ pangola (Digitarìa decumbens) hơn là cỏ voi (Pennisetum purpureum).

Một số giống cỏ thông dụng ở vùng nhiệt đới có thể sử dụng để nuôi dê như: cỏ lông tây (Bracharia multica), cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ setaria (Setaria spendida), cỏ paspalum (Paspalum diỉatatum).

Tuy nhỉên nên bổ sung thêm một số cỏ họ dậu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dê, nhất là chất đạm.

Một số cây cỏ họ đậu ở nhiệt đới thường dùng để nuôi dê như dây đậu ma (Centrosema pupescens), dây đậu siratro (Macroptilium atropurpureum), đậu stylo (Stylosanthes humilis)…

3. Các lá cây:

Một số loại lá cây thường dùng để bổ sung vào nguồn cỏ hòa thảo để nuôi dê ở vùng nhiệt đới nhất là vào mùa khô như: lá cây mít (Artocarpus integrifolia), lá bình linh (Leucaena leucocephala), lá cây so đũa (Sesbania grandiflora), lá khoai mì (Manihot esculenta), lá cây anh đào giả (Gliricidia spp), lá cây tràm (Acacia spp), cây chuối (Musa spp)…

Theo tập quán thích leo trèo của dê, các loại lá cây này nên được treo hay máng trên vách chuồng để chúng chồm lên ăn.

4. Chất khoáng:

Chất khoáng có một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng dê để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất bình thường và một thành tích sản xuất tốt.

Thiếu một hay vài loại chất khoáng sẽ có các triệu chứng thiếu và nếu không hiệu chỉnh đúng có thể dẫn đến tử vong.

Ví dụ thiếu calcium, phosphore sẽ làm dê chậm lớn, còi xương, loãng xương nhất là trên dê đang cho sữa khi thiếu calcium sẽ gây ra sốt sữa và nếu không chữa trị kịp thời dê cái sẽ chết rất nhanh.

Thiếu muối sẽ làm dê chậm lớn, giảm sự ngon miệng.

Thiếu cobalt, đồng, sắt sẽ gây ra thiếu máu.

Thiếu iod sẽ gây ra bướu cổ, chậm lớn…

Tuy nhiên thừa một hay vài khoáng chất cũng sẽ gây ra các phản ứng bất lợi như khỉ thừa magnesium sẽ làm giảm sự hấp thu calcium hay cadnium và lưu huỳnh có tác dụng trao đổi chất đối kháng với đồng hoặc là thừa molybden sẽ làm giảm sự sử dụng đồng.

Nhu cầu chất khoáng thay đổi theo phương thức chăn nuôi như chăn thả hay nuôi giam, sức sản xuất như đang tăng trưởng, cho sữa, mang thai.

Trong nuôi giam, thâm canh rất dễ bị thiếu khoáng.

Do đó để đảm bảo nhu cầu khoáng chất cho thú nên sử dụng đá liếm treo gần máng ăn; khi thiếu chúng sẽ đến liếm.

5. Sinh tố:


Cũng như vi khoáng, sinh tố giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt dệng trao đổi chất của cơ thể dù với một số lượng nhỏ.

Có hai nhóm sinh tố:

+ Sinh tố tan trong dầu gồm sinh tố A, D, E, K.

Sinh tố K được tổng hợp bởi các vi sinh vật trong dạ cỏ và hiện diện trong nhiều loại thức ăn.

Sinh tố D cần thiết trong cấu tạo bộ xương.

Thiếu sinh tố D sẽ bị còi xương.

Tuy nhiên chỉ cần một giờ trong ngày hiện diện dưới ánh sắng mặt trời là có đủ sinh tố D.

Các loại thức ăn thô xanh được phơi nắng cũng cung cấp sinh tế D cho thú.

Sinh tố E tác động cùng với khoáng chất selenium giúp phòng ngừa bệnh cơ trắng và phòng ngừa một số vấn đề trên cơ quan sinh dục, giúp gia tăng tỉ lệ đậu thai.

Các nhà chăn nuôi dê sữa thường cung cấp một lượng thừa sinh tố E để phòng ngừa sự tạo vị lạ trong sữa do sự oxy hóa một số chất.

Sinh tố A cần thiết cho hoạt động và sức khỏe của mắt, da và màng nhày của dường hô hấp, đường ruột, đường tiểu và cơ quan sinh dục và bằng cách giúp sự hấp thu kẽm, selenium giúp chống lại sự nhiễm trùng.

Do đó thiếu sinh tố A sẽ làm giảm độ ngon miệng, tăng trưởng chậm, giảm sản lượng sữa, sinh sản kém, da khô, ngoại hình xấu và có thể gây dị dạng trên thú sơ sinh, dễ nhiễm bệnh… Thức ăn thô xanh cung cấp sinh tố A dưới dạng caroten và được dự trữ trong gan.

Phòng ngừa sự thiếu sinh tố A trong mùa khô nhất là đối với dê có mang trong giai đọan cuối hay cho sữa bằng cách tiêm sinh tố A tổng hợp chậm tan trong mỗi hai tháng.

+ Sinh tố tan trong nước gồm sinh tố C và nhóm B.

Trên dê khỏe mạnh hệ vi sinh vật cung cấp đầy đủ sinh tố nhóm B; cả sinh tố B12 nếu có đủ cobalt.

Dê có thể tổng hợp đủ sinh tố C.


Chăm sóc dê con trước cai sữa Chăm sóc dê con trước cai sữa Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh…