Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình
Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.
Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Bình, tính đến ngày 10 - 4, diện tích nhiễm bệnh phấn trắng trên cây cao su toàn tỉnh là 1.125 ha, tỷ lệ phổ biến là 20 - 25%m, nơi cao là 40 - 50%.
Để phòng trừ hiệu quả bệnh phấn trắng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trên cây cao su, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản số 60/TB - BVTV, đề nghị UBND các huyện, thành phố, các ban, ngành liên quan tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức phòng trừ kịp thời. Các lâm trường, các địa phương khẩn trương thông báo về tình hình dịch bệnh phấn trắng cho bà con nông dân và chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả.
Để phòng trừ bệnh phấn trắng, cần tiến hành phun các loại thuốc sau: thuốc Sulox 80WP: pha 50g thuốc với 10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá; thuốc Kumulus 80DF: Pha 50g thuốc với 10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá; thuốc Ridomil MZ 72WP: pha 30g thuốc với 8-10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá. Chú ý: phun khi bệnh mới xuất hiện, cần xử lý thuốc 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ