Tin nông nghiệp Tiếp tục siết chặt đầu tư công
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tiếp tục siết chặt đầu tư công

Tác giả Trịnh Dũng, ngày đăng 14/12/2015

Tiếp tục siết chặt đầu tư công

Không để phát sinh nợ

Theo ông Lê Phước Hoài Bảo - Giám đốc Sở KH&ĐT,  tổng nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 4.423 tỷ đồng, tăng 9% (tăng 351 tỷ đồng) so với kế hoạch vốn giao đầu năm, nhưng chỉ bằng 97% so với thực hiện năm 2014.

Có thể thấy trong điều kiện ngân sách hạn hẹp và sức ép thực hiện các Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng nhưng lượng vốn lớn được bố trí cho đầu tư XDCB năm 2015 đã minh chứng cho nỗ lực của lãnh đạo tỉnh và các ngành địa phương.

Tuy nhiên, chính quyền và cơ quan quản lý cũng thừa nhận khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn bố trí từ ngân sách nhà nước cho các dự án còn quá thấp và nhu cầu đầu tư đã để lại khoản nợ rất khó giải quyết.

Tổng số nợ kéo sang năm 2016 - 2020 khoảng 1.532 tỷ đồng (ngân sách địa phương 1.308 tỷ đồng, ngân sách trung ương 182 tỷ đồng và trái phiếu chính phủ 41 tỷ đồng).

Đó là chưa kể đến tổng vốn giải ngân từ nguồn ngân sách đầu tư cho các chương trình, dự án mới chỉ đạt khoảng 77% kế hoạch năm.
Sở KH&ĐT dự tính, nguồn vốn cân đối đầu tư công thuộc ngân sách nhà nước năm 2016 sẽ khoảng 4.685,44 tỷ đồng (bằng 115% kế hoạch và 106% so với thực hiện 2015).

Vốn sẽ được phân bổ cho các dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn.

Ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB), hoàn trả tạm ứng, đối ứng vốn các dự án ODA đúng cam kết với các nhà đầu tư, bố trí các dự án PPP, dự án chuyển tiếp, ưu tiên vốn cho các dự án hoàn thành năm 2016.

Số còn lại mới bố trí vốn cho các dự án mới.

Dự kiến năm 2016 sẽ bố trí vốn thanh toán khối lượng trên 242 tỷ đồng, vốn cho dự án chuyển tiếp trên 1.321 tỷ đồng và chỉ dành cho các dự án khởi công mới trên 810 tỷ đồng.

Năm 2017 - 2018, tiếp tục thanh toán nợ khối lượng mỗi năm gần 650 tỷ đồng để thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB phát sinh trước ngày 31.12.2014.

“Sẽ kiên quyết đến hết năm 2018 phải xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB phát sinh trước ngày 31.12.2014, không phát sinh thêm nợ mới.

Các địa phương sẽ phải thực hiện nghiêm túc theo phương án này, có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý nợ và bố trí vốn thanh toán các khoản nợ đọng XDCB đối với các dự án sử dụng vốn thuộc ngân sách địa phương do cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý theo phân cấp” - ông Bảo nói.

Kiểm soát đầu tư

Kế hoạch, phương án đầu tư hay trả nợ của cơ quan quản lý đưa ra đã nhận được khá nhiều ý kiến của đại biểu HĐND.

Nhiều đại biểu cho rằng kế hoạch hay cam kết đầu tư, trả dứt điểm nợ đọng XDCB vào năm 2018 thực sự là phương án thiếu khả thi khi Quảng Nam phải đối mặt với nguồn lực ngân sách ngày càng hạn hẹp.

Theo nhiều đại biểu, khả năng trả nợ sẽ rất khó và nguy cơ nợ chồng lên nhau khiến ngân sách không thể nào đủ nguồn lực để chi trả nếu tiếp tục bộc lộ những thiếu sót trong đầu tư như hiện nay.

Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản kiểm soát đầu tư công vượt khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách, quy trách nhiệm cho người phê duyệt, tưởng sẽ chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải tại các địa phương, nhưng thực tế không phải vậy.

Theo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh, ngoài tỷ lệ giải ngân thấp, ngay cả các dự án sử dụng vốn ứng trước ngân sách tỉnh như vốn hỗ trợ có mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia… được cho là đã tuân thủ đúng danh mục, được các bộ, ngành trung ương thẩm định chặt chẽ vẫn không thoát khỏi cảnh phân bổ vốn dàn trải...

Ông Nguyễn Đức, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh cho rằng nợ công đã dần được kiểm soát, nhưng hiện tại vẫn thiếu sự phối hợp giữa các ngành, địa phương; một số chủ đầu tư chưa chấp hành tốt việc cung cấp thông tin về nợ hay một số địa phương khá lúng túng xác định nợ và phương án trả nợ.

Nợ XDCB giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1.532 tỷ đồng, nhưng nguồn ngân sách địa phương phải bố trí trả nợ lại chiếm đến 85,37%/tổng dư nợ sẽ là áp lực khá lớn cho Quảng Nam trong việc cân đối nguồn lực những năm sau.

Ông Đức nói, các cơ quan quản lý cần tăng cường hơn nữa công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong đầu tư XDCB.

Hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm phối hợp trong thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định và khảo sát lập dự án, chấm dứt điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư để tránh gây bị động cân đối nguồn lực đầu tư.

Nếu điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu năm cần có sự thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh để thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Thiếu nguồn lực đầu tư

Đại biểu Nguyễn Tiến (Núi Thành) cho rằng nguồn lực đầu tư đang khá lúng túng.

Hạn chế giải phóng mặt bằng và thiếu vốn đã khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ.

Nếu tình trạng này không thể khắc phục kịp thời thì nguy cơ sẽ có thêm nhiều dự án bị “chết”, không đáp ứng tiến độ đầu tư và sinh nợ.

Đại biểu Nguyễn Văn Mau (Núi Thành) nói nợ XDCB quá lớn.

Hiện tại, nhiều công trình đầu tư ở Núi Thành đã hoàn tất đầu tư, đưa vào sử dụng nhưng chưa được phân bổ vốn trả nợ.

Hai năm nay, không có số vốn nào bố trí để trả nợ, dẫn đến nợ kéo dài nhiều năm, chưa biết bao giờ trả được cho nhà thầu.

Đại biểu Lê Thị Thu Bồn (Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh) cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thành lập 10 năm nay nhưng việc xây dựng hạ tầng chưa được bao nhiêu.

Nhiều kiến nghị đầu tư bị bác bỏ hay trì hoãn dù đã được Bộ KH&ĐT đồng ý chủ trương.

Phát triển khu kinh tế này được xem là một trong những động lực phát triển kinh tế miền núi nhưng nhiều năm chỉ có một vài dự án đầu tư thì còn rất lâu mới có thể định hình.

Vì vậy cần ưu tiên vốn, dự án đầu tư để tranh thủ cơ hội đầu tư từ trung ương.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phiêng Hỳ đã có đường tốt, điện sáng Phiêng Hỳ đã có đường… Thịt bò Pháp quay trở lại thị trường Việt Nam sau 15 năm Thịt bò Pháp quay trở…