Trị Tiêu Chảy Bằng Vỏ Cây Cóc
(Phunudep) - Trái cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.
Dân ta thường dùng trái cóc còn xanh, gọt vỏ rồi ngâm trong một thứ nước pha mặn, ngọt, sau đó thoa lên một lớp muối ớt đo đỏ trông rất hấp dẫn, bày bán nhiều nơi.
Có người lại thích ăn cóc chín vì có thịt mềm, ngọt, nhiều nước, hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, món gỏi cóc xanh với tôm khô, cá khô thì đúng điệu là món nhậu “đặc sản Nam Bộ”.
Thực ra, trái cóc không chỉ ngon miệng mà còn là loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng. Qua phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh được thành phần thịt trái cóc như sau: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%.
Trong 100 g thịt của trái cóc chứa tới 42 mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Trái cóc từ lâu cũng đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát. Nhai thật kỹ trái cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Dân ở một số nơi còn nghiền nhỏ thịt trái cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực.
Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy, hiện Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống (lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750 ml nước còn 250 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ