Mô hình kinh tế Triển vọng cây sâm

Triển vọng cây sâm

Ngày đăng 29/09/2015

Triển vọng cây sâm

kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh

Trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ KH&ĐT thẩm định theo quy định.

Đây là tin vui đối với cán bộ nhân dân vùng núi cao Nam Trà My.

Bởi cây sâm Ngọc linh - một loại cây dược liệu đặc hữu quý hiếm của Việt nam và thế giới, hiện hữu ở vùng núi cao Nam Trà My được Chính phủ đưa vào diện bảo tồn nguồn gen và phát triển vùng nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm sâm Ngọc Linh mang thương hiệu quốc gia cạnh tranh với các loại sâm trên thế giới.

Đây cũng là tin vui đối với đồng bào Xê Đăng, Ca Dong sống trên sườn núi Ngọc linh.

Bởi từ đây, cây thuốc giấu bao đời chỉ dùng để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho một cộng đồng nhỏ dân cư đã trở thành cây thuốc quý có tác dụng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tuyệt vời được hàng triệu người biết tới.

Cây sâm Ngọc Linh bây giờ có thêm sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước, của các nhà doanh nghiệp, của các nhà khoa học.

Vườn sâm nguyên liệu sẽ được mở rộng, tạo nhiều công ăn việc làm quanh năm cho bà con, tạo thêm nguồn thu nhập để họ nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh.

Với giá trị kinh tế cao, có giá 20 - 50 triệu đồng/kg sâm củ tươi, chu kỳ trồng trong 5 năm cho thu hoạch, cây sâm Ngọc Linh có sức hấp dẫn đối với các nhà doanh nghiệp.

Theo tính toán của những người trồng sâm, khi bỏ ra 3 tỷ đồng đầu tư cho 1ha sâm, sau 5 năm thu về hơn 30 tỷ đồng. Vì thế, có thể coi cây sâm là cây trồng siêu lợi nhuận.

Trước và sau khi có đề án về bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, nhiều nhà doanh nghiệp lớn trong nước đã đến Nam Trà My tìm hiểu xin thuê hàng nghìn héc ta môi trường rừng để trồng sâm và sẵn sàng xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sâm để nâng cao hơn nữa chuỗi giá trị.

Đặc biệt, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây sâm Ngọc Linh từ nhiều năm nay cũng đang ấp ủ những công trình khoa học nghiên cứu nay được dịp phát huy, nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm đặc hữu của sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị cây sâm Ngọc  Linh trên thị trường quốc tế.

Được biết, đề án bảo tồn và phát  triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, có tổng nguồn kinh phí đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương 450 triệu USD để phát triển vùng sâm chuyên canh 19.000ha tại 7 xã của huyện Nam Trà My.

Trong đó, kinh phí kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.

Với số tiền lớn, với diện tích rộng và trong thời gian không dài, điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách từ huyện đến tỉnh, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cần có sự kết nối mới tạo nên sự cộng hưởng, để đề án sớm đi vào cuộc sống.


Ngư dân trúng đậm cá ngừ Ngư dân trúng đậm cá ngừ Khi cây sâm vào mùa ngủ đông Khi cây sâm vào mùa ngủ đông